3 chiến lược tiết kiệm tiền thông minh cho giới trẻ

Ngày: 02/10/2022
Nội dung bài viết

“Kiếm tiền nhiều mà không biết cách giữ tiền thì rất nguy hiểm”. Tiết kiệm, chi tiêu hợp lý là nguyên tắc quan trọng giúp chúng ta dễ dàng đạt được mục tiêu để sẵn sàng cho các biến cố trong tương lai, không rơi vào thế bị động khi cần một khoản tiền lớn và hơn hết là có thể tự chủ về tài chính của bản thân. Thế nhưng, nhiều người cảm thấy quá khó khăn để có thể bắt đầu tiết kiệm bởi họ luôn thất bại trong việc thay đổi trong những thói quen sống và chi tiêu của mình.

Bạn muốn tiết kiệm, kiểm soát chi tiêu nhưng cuối cùng vẫn chi tiêu quá mức? Bạn cảm thấy việc tiết kiệm là một việc khó khăn? Đó chỉ là do bạn chưa biết cách tiết kiệm và thay đổi thói quen chi tiêu và mua sắm của mình mà thôi. Xây dựng những thói quen tốt sẽ giúp bạn quản lý tài chính một cách hiệu quả, có kế hoạch chi tiêu phù hợp với mục tiêu tiết kiệm của mình, từ đó “góp gió thành bão” và có cuộc sống hạnh phúc. Bài viết sau sẽ giúp bạn có những chiến lược, những quyết định tài chính thông minh để kiểm soát tài chính cá nhân và thành công hơn.

Thứ nhất, Đặt ra mục tiêu để tiết kiệm, tập thói quen quản lý chi tiêu

Để tiến hành làm bất cứ một công việc gì nếu xây dựng kế hoạch với mục tiêu cụ thể sẽ giúp cho chúng ta có nhiều động lực hơn dễ dàng đạt được kết quả mà mình mong muốn. Nếu bạn đặt mục tiêu tiết kiệm, việc thực hiện lập kế hoạch tiết kiệm cũng cần phải đặt ra mục tiêu cụ thể, đồng thời cần phải xác định con số cần tiết kiệm bao nhiêu, mỗi tháng cần phải kiếm được bao nhiêu,... Nhờ vậy, bạn sẽ cân bằng được các khoản tiết kiệm, hình thành được thói quen kiểm soát chi tiêu hợp lý và nhanh chóng đạt được mục tiêu tự do về tài chính.

Tùy vào mức thu nhập và chi tiêu hiện tại, mà bạn có thể lựa chọn một mục tiêu phù hợp có thể là những mục tiêu ngắn hạn hay dài hạn như muốn mua một món đồ nào đó, muốn đầu tư kinh doanh, muốn mua nhà, xe ô tô, … Bên cạnh đó, bạn cũng nên phân chia ra thành từng mục tiêu tiết kiệm nhỏ theo từng giai đoạn, thời điểm cụ thể để không tự gây áp lực quá lớn cho bản thân và khiến bạn không có động lực duy trì thói quen tiết kiệm.

Việc lập kế hoạch tiết kiệm với mục tiêu cụ thể là bước đầu tiên giúp bạn dễ dàng kiểm soát và phát triển tài chính cá nhân hiệu quả và nhanh chóng. Có mục tiêu, bạn sẽ có động lực để tiết kiệm, từ đó tự hình thành được cho mình một thói quen tốt: Thói quen tiết kiệm tiền mỗi ngày! Đừng trì hoãn mà hãy sắp xếp lại kế hoạch tài chính cá nhân và lên kế hoạch để tạo động lực tiết kiệm thôi nào!

Thứ hai, Tiêu tiền thông minh và gạt bỏ đi những khoản chi tiêu không cần thiết

Việc thực hiện tiết kiệm đều đặn mỗi ngày sẽ giúp chúng ta hình thành thói quen chi tiêu, từ đó giúp cho việc tiết kiệm được hiệu quả hơn. Nếu bạn luôn cảm thấy khó khăn khi sắp xếp kế hoạch tài chính cá nhân thì hãy bắt đầu bắt bằng cách đơn giản nhất đó là cắt giảm hoặc gạt bỏ chi phí không cần thiết trong sinh hoạt hằng ngày, chỉ chi tiêu cho những thứ thật cần thiết để không lãng phí tiền vào những thứ mình không cần.

“Đừng bỏ trứng vào cùng một giỏ” mà hãy chia số tiền bạn có thành các khoản nhỏ với nhiều mục tiêu và cách chi tiêu khác nhau. Hiện nay, có rất nhiều người sử dụng nguyên tắc 50/30/20 để quản lý tài chính cá nhân và tiết kiệm tiền rất hiệu quả. Bạn có thể dành khoảng 50% thu nhập hàng tháng cho những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống như chi phí ăn uống, nhà ở, đi lại,… khoảng 30% thu nhập phục vụ cho nhu cầu và sở thích cá nhân như du lịch, mua sắm, vui chơi,… đồng thời, dành 20% thu nhập cho tiết kiệm để thực hiện những mục tiêu của mình trong tương lai hoặc đầu tư để sinh lời.

“Góp gió thành bão”, chính vì vậy hãy tiết kiệm tiền từ những điều nhỏ nhất và chi tiêu có mục đích. Hãy chi tiêu một cách thông minh, đừng tiêu xài lãng phí số tiền mình vất vả kiếm được. Tỷ phú Warren Buffett từng nói rằng: “Đừng tiết kiệm những gì còn lại sau khi bạn tiêu tiền, hãy tiêu phần còn lại sau khi bạn tiết kiệm được.”

Thứ 3, Tạo động lực tiết kiệm và kiên trì

Kiếm tiền đã khó, tiết kiệm tiền càng khó hơn. Để việc tiết kiệm có hiệu quả thành công, bạn cần tạo cho mình động lực thực hiện những thói quen sống tốt đẹp hơn và kiên trì với kế hoạch tài chính cá nhân của mình. Để tránh việc trì hoãn và chán nản khi tiết kiệm tiền hãy đặt mục tiêu rõ ràng, chi tiết nhất có thể. Hãy luôn ghi nhớ mục tiêu tại sao tiết kiệm tiền và tận dụng mọi cơ hội để nhắc nhở bản thân, từ đó sẽ giúp bạn dễ dàng khi tiết kiệm và mua sắm hơn nhiều.

Có nhiều hình thức tiết kiệm, bạn cũng có thể gửi tiết kiệm ngân hàng và biết cách nói “không” với các khoản chi phí không cần thiết vượt ngoài ngân sách, đồng thời tạo ra cho riêng mình một bản danh sách chi tiêu hợp lý, việc này sẽ giúp bạn dễ dàng kiểm sát và nghiêm ngặt được các khoản chi. Tuy nhiên, mỗi khi bạn đạt được một cột mốc tiết kiệm, hãy tự thưởng cho bản thân mình để khích lệ bản thân tạo động lực để hoàn thành những mục tiêu tiếp theo hướng đến tự do tài chính.

 Bên cạnh việc tiết kiệm chi tiêu, bạn cũng cần tạo ra nhiều nguồn thu nhập cho bạn thân mình hoặc đầu tư để tạo ra nguồn thu nhập thụ động. Nếu kiên trì làm việc đa dạng hóa các nguồn thu nhập, đồng thời có kế hoạch tiết kiệm hợp lý bạn sẽ nhanh chóng đạt được những mục tiêu mà mình hằng mong muốn.

Ai cũng có ước mơ, kế hoạch cho tương lai, mục tiêu cho cuộc sống của mình và để thực hiện được những mục tiêu đó thì cần kế hoạch và quản lý chi tiêu hiệu quả. Tiết kiệm là khoản dự chi quan trọng cho bản thân và  gia đình trong tương lai. Vì vậy, hãy bắt đầu lên kế hoạch trong việc kiểm soát và phát triển tài chính cá nhân để đạt kết quả tốt nhất. Xây dựng ý thức tiết kiệm tiền càng sớm càng tốt, tích lũy càng sớm càng tốt cho tương lai của bạn. Muốn vậy, dĩ nhiên bạn hãy lựa chọn cho mình một kế hoạch tiết kiệm phù hợp nhất từ bây giờ trong việc kiểm soát và phát triển tài chính cá nhân của mình.

Bình luận

Gửi bình luận