Kiểm soát, giám sát trọng điểm đối với người nộp thuế có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế

Ngày: 02/10/2022
Nội dung bài viết

“Giám sát trọng điểm là việc cơ quan thuế áp dụng các biện pháp nghiệp vụ đối với người nộp thuế (được đánh giá) rủi ro cao về thuế hoặc không tuân thủ pháp luật thuế theo từng lĩnh vực hoạt động, từng địa bàn trong từng thời kỳ.” Vậy kiểm soát, giám sát trọng điểm đối với người nộp thuế có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế được quy định như thế nào? Các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

Ngày 17/5/2021, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 31/2021/TT-BTC quy định về áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế. Theo đó, căn cứ Khoản 1 Điều 22 Thông tư này, vấn đề kiểm soát, giám sát trọng điểm đối với người nộp thuế có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế, quy định cụ thể như sau:

Điều 22. Kiểm soát, giám sát trọng điểm đối với người nộp thuế có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế

1. Người nộp thuế thuộc trường hợp giám sát trọng điểm về thuế là người nộp thuế có một trong các dấu hiệu sau:

a) Người nộp thuế thực hiện các giao dịch qua ngân hàng có dấu hiệu đáng ngờ theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền có liên quan đến trốn thuế, gian lận thuế.

b) Người nộp thuế hoặc người đại diện hợp pháp của người nộp thuế bị khởi tố về các hành vi vi phạm về thuế, hóa đơn, chứng từ.

c) Người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro cao về thuế thuộc chuyên đề trọng điểm hoặc qua thu thập thông tin từ công tác quản lý của cơ quan thuế cần giám sát quản lý thuế.

d) Người nộp thuế được lựa chọn từ danh sách người nộp thuế thuộc mức không tuân thủ pháp luật thuế quy định tại Điều 10, danh sách người nộp thuế thuộc mức rủi ro rất cao, rủi ro cao theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư này và người nộp thuế không giải trình, bổ sung thông tin hoặc có giải trình, bổ sung thông tin nhưng không đầy đủ theo yêu cầu và thời hạn tại thông báo bằng văn bản của cơ quan thuế.

2. Cơ quan thuế các cấp có trách nhiệm theo dõi, giám sát, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế phù hợp với từng trường hợp tại khoản 1 Điều này.

3. Tổng cục Thuế quy định cụ thể việc thu thập, phân tích thông tin, xác định trọng điểm giám sát, biện pháp giám sát phù hợp với quy định của pháp luật trong từng thời kỳ”

Trên đây là bài viết KIỂM SOÁT, GIÁM SÁT TRỌNG ĐIỂM ĐỐI VỚI NGƯỜI NỘP THUẾ CÓ DẤU HIỆU VI PHẠM PHÁP LUẬT THUẾ. Hi vọng mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích nhất.

Bình luận

Gửi bình luận