Nghệ thuật từ chối - giúp bạn dễ thành công trong công việc

Ngày: 02/10/2022
Nội dung bài viết

Chắc hẳn trong mỗi chúng ta đã từng ít nhất một lần rơi vào tình huống khó xử, bối rối khi phải từ chối một lời đề nghị, một lời mời từ ai đó. Việc từ chối như thế nào để không làm mất lòng đối phương, vẫn giữ được mối quan hệ tốt với đồng nghiệp là cả một nghệ thuật. Nghệ thuật từ chối như thế nào để giúp bạn thành công trong công việc và cuộc sống chúng ta cũng tìm hiểu dưới đây.

Thực tế, chúng ta đã gặp không ít các trường hợp như: khách hàng mời rượu, đồng nghiệp đề nghị hỗ trợ công việc, sếp giao thêm việc ngoài giờ, bạn bè nhờ giúp đỡ, mượn tiền,… dù khả năng không thể đáp ứng nhưng vẫn miễn cưỡng chấp nhận vì sợ phật lòng người khác, vì tinh thần tương thân tương ái. Nhưng đôi khi, việc bạn không thể nói lời từ chối sẽ gây khó khăn cho chính bạn nên chúng ta phải học cách từ chối khi không thể nhé.

Nghệ thuật từ chối

  • Trước khi từ chối, hay nhận lời giúp đỡ chúng ta phải xem xét mối quan hệ hiện tại với người đó, xem họ có thực sự cần giúp, mối quan hệ có thực sự quan trọng để bạn hy sinh thời gian và công sức giúp đỡ hay không?
  • Đánh giá mức độ công việc cần giúp đỡ như thế nào? Có vượt ngoài khả năng của bạn hay không?
  • Chú ý đến những lời đề nghị giúp đỡ lặp đi lặp lại với cùng một người vì có thế bạn đang bị người đó lợi dụng.

Các cách nói lời từ chối

- Nói thẳng và trực diện ngay lập tức : Với những lời mời khiếm nhã, những lời đề nghị xấu bạn hãy mạnh dạn nói từ chối ngay, không cần quá gây gắt với người đề nghị, nhẹ nhàng trong lời nói nhưng phải thể hiện thái độ từ chối dứt khoát không đắn đo suy nghĩ sẽ dập tắt ngay những lời đề nghị khiếm nhã đó.

- Không câu giờ : Nếu bạn không muốn chấp nhận một lời mời, hay đề nghị nào đó hãy từ chối bằng những lý do chính đáng, đừng vẻ vời đủ thứ lý do nhảm nhí như xa quá tôi không chạy xe giỏi, hay tôi không có quần áo để mặc,… người đề nghị chắc chắn sẽ không vui, vừa làm mất thời gian của người đề nghị vừa mất thời gian của chính bạn vì những lý do luyên thuyên thiếu chuyên nghiệp.

- Hãy yêu cầu lặp lại lời đề nghị : Với một lời đề nghị khiến bạn khó từ chối, nhưng mà bạn vẫn muốn từ chối thì hãy thực hiện chiêu thức yêu cầu họ lặp lại lời đề nghị, là cách để bạn lãng tránh lời đề nghị giúp đỡ, vì khó ai có thể mở lời nhờ giúp đỡ lần hai khi mà họ thấy bạn đang rất bận việc.

- Nhận thức đúng khả năng của bản thân: Với lời đề nghị quá khó vượt quá khả năng của bạn thì không nên đồng ý, vì như vậy có khả năng bạn sẽ làm vướng chân người đề nghị hơn là giúp đỡ. Tự thừa nhận khả năng bản thân mình với người đề nghị như là cách từ chối chân thành.

- Tìm thêm một cộng sự hay gợi ý người khác phù hợp hơn: Với lời đề nghị từ đồng nghiệp bạn có thể gợi ý một người phù hợp hơn bạn, nhưng hãy cẩn thận vì lời từ chối đó có thể làm mất đi sự tin tưởng từ đồng nghiệp với bạn. Nếu lời đề nghị từ sếp, đây là lời đề nghị rất khó từ chối, vì nếu từ chối bạn có thể nhận những đánh giá không tốt, trong trường hợp này nếu bạn thấy lời đề nghị đó thực sự khó với bạn, thì bạn hãy ngỏ ý đề nghị thêm một cộng sự nào đó cùng làm với bạn, đây là một cách xử lý khéo léo.

“Một lời từ chối xuất phát từ một lời thú tội thật lòng còn tốt và hay hơn một lời chấp thuận chỉ để làm vừa ý hay tệ hơn để tránh phiền hà” - Mahatma Gandhi.

Trong cuộc sống cũng như giao tiếp hằng ngày, không phải là lúc nào chũng ta cũng đồng ý với điều người khác nói. Có những lúc chúng ta phải biết cách cách từ chối, nói “không” mà không khiến người khác phật lòng và vẫn duy trì được mối quan hệ tốt đẹp. Hi vọng qua bài viết trên sẽ giúp bạn có được cách để cách từ chối, khéo léo hơn trong ứng xử và giao tiếp để vừa có thể nói lời từ chối, vừa giữ được sự tôn trọng từ phía người đối diện cũng như việc duy trì được các mối quan hệ tốt đẹp.

Bình luận

Gửi bình luận