Những cuốn sách văn học nhật bản hay không nên bỏ lỡ

Ngày: 28/09/2022
Nội dung bài viết

Nhật Bản không chỉ nổi tiếng với truyện tranh, mà còn gây tiếng vang với nhiều thể loại và tác phẩm văn học xuất sắc. Mỗi tác phẩm, mỗi câu chuyện đều khắc họa rõ nét về đất nước, về con người Nhật Bản mạnh mẽ, kiên cường nhưng cũng đầy đau thương, mất mát… Những tác phẩm văn học Nhật Bản thường có cảm giác u buồn, nhẹ nhàng nhưng cũng rất lãng mạn, chứa đựng niềm tin, khát vọng và tình yêu, tình người ấm áp. Nếu bạn là một “mọt sách”, một người yêu nước Nhật, yêu văn hóa Nhật, đừng nên bỏ qua 5 cuốn sách dưới đây!

1. Rừng Na Uy - Haruki Murakami

Rừng Na-Uy là tiểu thuyết của nhà văn Nhật Bản Murakami Haruki, được xuất bản lần đầu năm 1987, là 1 trong 10 cuốn sách có ảnh hưởng lớn nhất ở đại lục trong thế kỷ 20. Tác phẩm này đã đưa Murakami lên thành một trong những nhà văn hàng đầu của Nhật Bản.

“Rừng Na-uy” là câu chuyện dưới góc nhìn của cậu Toru Watanabe mười tám đôi mươi, về xúc cảm tình yêu, tình dục cùng các mối quan hệ xã hội của cậu.

Xuyên suốt câu chuyện là nỗi đau, nỗi ám ảnh và những ký ức đau buồn đeo bám và hành hạ tâm trí của những người còn sống. Cuốn sách giúp chúng ta nhiều bài học về nhìn nhận cuộc và cách chúng ta yêu thương một ai đó – biết trân trọng và gìn giữ tình yêu – tình yêu giúp chúng ta kiên cường để tiếp tục sống can đảm hơn cho những biến cố đang chờ đón phía trước thoát khỏi những cạm bẫy nguy hiểm của cuộc sống.

Đây là một trong những tiểu thuyết đáng để đọc và đã được chuyển thể thành phim có tựa đề cùng tên. “Rừng Na-uy” là tác phẩm xuất sắc, mang là nhiều khía cách khác nhau của cuộc sống.

2. Nếu Gặp Lại Người Ấy Cho Tôi Gửi Lời Chào - Ichikawa Takuj

“Nếu Gặp Lại Người Ấy Cho Tôi Gửi Lời Chào” của tác giả Ichikawa Takuji như một bản nhạc nhẹ nhàng, bay bổng, là cuốn sách cho những hoài niệm về quá khứ, và cả định hướng về tương lai. Tác phẩm đã được chuyển thể thành phim, được đông đảo độc giả đón nhận.

Cuốn sách này cũng dành cho bạn, những bạn trẻ đã, đang và sẽ yêu, để tìm thấy được ý nghĩa đích thực của tình yêu, tình bạn, tình thân…Nếu Gặp Lại Người Ấy Cho Tôi Gửi Lời Chào là một câu chuyện tình yêu đẹp, man mác buồn, không gây cấn như truyện trinh thám, không lãng mạn như ngôn tình, nhưng cuốn sách là một bản nhạc vừa đủ những cung bậc cảm xúc. Satoshi và Karin đã chơi với nhau từ ngày còn bé. Từ khi còn nhỏ, Satoshi đã dành tình đầu thơ dại của mình cho cô bé nhưng lại chôn dấu trong nơi sâu thẳm trong trái tim mình. Để rồi tình cờ, họ lại gặp lại nhau nhưng lại không nhận ra nhau và rồi mọi ký ức tưởng như đã ngủ quên chợt ùa về Satoshi đã nhận ra Karin nhưng trớ trêu đây cũng là lúc họ phải nói lời chia tay…

“Tôi gặp cậu vào mùa xuân năm tôi mười ba tuổi. Cậu là một thiếu niên vô cùng lập dị, cậu là người duy nhất còn thừa hưởng cái gọi là “phẩm chất” vốn đã biến mất khỏi cõi người. Thánh thiện, nên dễ bị tổn thương, cậu nhìn thế giới với đôi mắt trong veo chẳng khác gì chú chó Laika đi vòng quanh trái đất bằng tàu vũ trụ.”

Tác giả gửi gắm thông điệp ý nghĩa về tình yêu: “Chờ đợi, vẫn là quyền của tớ. Cứ để tớ được thích cậu!”. Cuộc sống nhiệm màu, cho chúng ta gặp được nhiều người khác nhau, mỗi người đến với ta là bạn, là người thân, là người yêu, chúng ta đón nhận nó như một cái duyên, cái định mệnh đã được định sẵn, hãy luôn nâng niu và trân quý những tình cảm thiêng liêng cao quý đó.

3. Em Sẽ Đến Cùng Cơn Mưa - Ichikawa Takuji

Cuốn sách Em Sẽ Đến Cùng Cơn Mưa là “một câu chuyện tình tinh tế và ngọt ngào đến nỗi ngay cái chết rình rập cùng đem lại những an ủi dịu dàng.”

Cuốn sách kể về chuyện tình yêu của hai con người, trái ngược nhau rất nhiều, người chồng là một con người không bản lĩnh, tài năng, không giàu có, mà lại còn mang nhiều bệnh tật dù chỉ mới 29 tuổi, một hình mẫu đàn ông mà mọi phụ nữ điều có thể sẽ không muốn lấy làm chồng. Nhưng ngược lại, người vợ lại rất xinh đẹp, tài năng, giỏi giang, cô từ chối nhiều lời theo đuổi của nhiều chàng trai, chọn Anh Takkun người đàn ông không có gì trong tay làm chồng, cô rời bỏ cuộc sống giàu sang tại thành phố, để đến thì trấn nhỏ sống cùng chồng, và trở thành một người vợ chăm sóc chồng và cậu con trai , một cuộc sống đơn giản. Một  chuyện tình như chỉ có trong chuyện cổ tích.

Những tưởng hạnh phúc sẽ theo gia đình nhỏ đến cuối đời, tuy nhiên biến cố đã xảy ra, khi tử thần đã cướp đi người vợ xinh đẹp và tài năng của Takkun, từ đây cuộc đời anh như rơi xuống vực thẳm. Điều duy nhất khiến Anh mạnh mẽ là đứa con trai khấu khỉnh, anh phải sống để nuôi dạy con.

Liệu người chồng sẽ làm thế nào để vượt qua tất cả, phép màu nào sẽ giúp gia đình bé nhỏ này vượt qua tất cả và lại sống hạnh phúc hay không?.

Cuốn sách mang giọng văn buồn nhưng cũng đầy triết lý, sống và yêu thương không quan trọng tiền tài vật chất, cái quan trọng là tình yêu thương chân thật, yêu thương cả những khuyết điểm để bù đắp cho nhau.

4. Kafka Bên Bờ Biển - Haruki Murakami

Cuốn sách Kafka Bên Bờ Biển là một trong những tác phẩm nổi tiếng của Haruki Murakami, kể về Kafka Tamura, cậu bé 15 tuổi, trốn khỏi nhà ở Tokyo để thoát khỏi lời nguyền khủng khiếp của người cha: “một ngày mày sẽ giết cha mày, ngủ với mẹ mày và cưỡng hiếp chị gái mày”. Song song đó là cuộc phiêu lưu của cụ Nakata một ông già lẩm cẩm mất đi khả năng đọc nhưng có khả năng nói chuyện với mèo. Hai số phận đan xen vào nhau để trở thành một tấm gương phản chiếu lẫn nhau. Cuốn sách chứa đựng nhiều triết lý sâu sắc trong cuộc sống khiến chúng ta phải suy ngẫm và rút ra bài học cho chính bản thân mình. “Một cuốn sách để - ngấu - nghiến thật sự, cũng thật là một ám ảnh siêu hình dai dẳng…” - John Updike, The New Yorker.

“Cuốn sách là một hỗn hợp chừng mực giữa giật gân, kỳ ảo và văn chương, và nó thuyết phục một cách đặc biệt. Lại một lần nữa ông đã tạo ra một câu chuyện khiến bạn lật qua nhanh chóng đến lạ, để rồi ghi nhớ và băn khoăn về nó lâu dài” - Hugo Barnacle, Sunday Times.

5. Khu Vườn Mùa Hạ - Kazumi Yumoto

Khu Vườn Mùa Hạ của tác giả Kazumi Yumoto là “Cuốn sách kể về sự ra đi nhưng cùng lúc khơi gợi niềm khao khát nắm bắt cái đẹp thuần túy khi được sống” - School Library Journal nhận xét.

Cuốn sách kể về mùa hè năm lớp sáu, cái gặp gỡ định mệnh của 3 cậu bé Kiyama, Yamashita và Wakabe với một cựu binh già, người mà không hề được nhắc tên đến trong cuốn sách, cụ chẳng có gì ngoài ngoài nhà xập xệ, và những câu chuyện thời chinh chiến.

Vì sự tò mò nghịch ngợm của 3 đứa nhỏ “Người chết đi sẽ như thế nào?” như định mệnh 3 cậu nhóc lại kết bạn với Cụ, với bao nhiêu điều bất ngờ đến, mở ra những trang ký ức đáng nhớ, lần đầu được kết thân với một người lớn tuổi, rồi lại làm những việc như sửa nhà, chăm sóc vườn hoa, giặt và phơi quần áo cho Cụ, bù lại 3 nhóc được Cụ gọt lê cho ăn, dạy chữ Hán,… những tò mò của chúng về tuổi già được giải đáp như còng lưng, da nhiều nếp nhăn,... Việc gì đến cũng đến, sau thời gian được làm bạn với Cụ thì Cụ đã ra đi mãi mãi, và chính 3 nhóc là người phát hiện ra Cụ đã mất đầu tiên, sự tò mò của chúng đã được giải đáp rằng “Người chết đi sẽ như thế nào?”

“Khu vườn mùa hạ” đưa ta đến thông điệp rằng: Cái chết là bắt đầu của sự sống, cái chết không có gì đáng sợ, đáng sợ là ta không thể tìm thấy được niềm vui khi còn có thể sống.

Bình luận

Gửi bình luận