Phong cách quản lý tài chính của người Nhật

Ngày: 14/06/2022
Nội dung bài viết

Năng lực và hiệu suất làm việc của người Nhật được cả thế giới công nhận, phong cách làm việc, phong cách sống của người Nhật có nhiều điều hay mà chúng ta cần phải học hỏi, họ có lối sống tối giản và quản lý tài chính đơn giản nhưng hiệu quả. Cùng Chi.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây để học hỏi thêm về giải pháp quản lý tài chính cá nhân rõ ràng và hoàn hảo hơn nhé!

“Trí nhớ có thể mơ hồ nhưng những cuốn sổ thì không” đây là kim chỉ nam của người Nhật trong phong cách làm việc nói chung và ứng dụng trong quản lý tài chính của mỗi người nói riêng. Ở Nhật có một số điểm đặc biệt là:  thứ nhất tỷ lệ người kết hôn và sinh con ngày càng giảm do ghánh nặng về kinh tế, việc nuôi dạy một đứa con tốn rất nhiều chi phí vì vậy với những người có thu nhập thấp họ thường lãng tránh việc sinh con, thứ hai thuế thừa kế ở Nhật rất cao do vậy những ai có con họ thường sẽ cắt giảm chi tiêu và tiết kiệm cho con, thứ ba trẻ em từ nhỏ đã được dạy về tính tiết kiệm và đặc biệt là việc vay tiền người khác là hành động không được chấp nhận, thứ tư người Nhật có tính tự lập và tự chủ về cá nhân tài chính rất cao, thứ 5 người Nhật có thói quen sài tiền mặt nhiều hơn so với quẹt thẻ. Chính vì những thói quen, phong cách sống trên đã hình thành nên phong cách quản lý tài chính đặc biệt của người Nhật.

Người Nhật nổi tiếng bởi phong cách tối giản và tiết kiệm chính vì thế không quá bất ngờ về việc người Nhật quản lý tài chính chỉ bằng một cuốn sổ Kakiebo. Cuốn sổ Kakiebo là vật bất di bất dịch của người Nhật, mọi chi tiêu lớn nhỏ đều được ghi chép đầy đủ và kịp thời vào đó. Vậy trong cuốn sổ, người Nhật thường sẽ ghi chép như thế nào?

Thứ nhất: ghi chép đầy đủ các khoản thu chi hàng ngày giành cho các nhu cầu thiết yếu như : điện, nước, phí hàng tháng, tiền nhà, những chi phí cố định,…

Thứ hai: ghi một khoản tiết kiệm nhất định, đây là khoản tiền dùng để tích lũy không dùng đến, đặt mục tiêu là nắm giữ khoản tiền này để tiết kiệm và nghiêm túc tuân thủ mục tiêu đó. Mục tiêu có thể mà nhà, mua xe, đầu tư,…

Thứ ba: chia các khoản chi phí thành các hạng mục

  • Chi tiêu cho nhu cầu thiết yếu hàng ngày: thực phẩm, thuốc, khám chữa bệnh, ăn uống, đi lại,…
  • Chi tiêu cho khoản giải trí cá nhân: gặp mặt bạn bè, các buổi tiệc, các ngày lễ, vui chơi, mua sắm,…
  • Chi tiêu nâng cao kỹ năng, tinh thần: đầu tư đọc sách, học thêm kỹ năng mềm, văn hóa,…
  • Các chi tiêu phát sinh thêm: tiệc cưới, tham gia các cuộc gặp mặt gia đình, họ hàng, đồng nghiệp để gắn kết thêm các mối quan hệ xã hội hay phát sinh các chi phí ngoài dự định khác.

Thứ tư: tổng hợp các chi phí và cân đối lại tài chính từ đó cắt giảm các chi phí không cần thiết.

Thứ năm: cuốn sổ Kakiebo giúp người Nhật quản lý, tổng kết, so sánh các khoản chi với nhau, từ đó đánh giá xem việc chi tiêu đã thực sự hợp lý chưa.

Văn hóa, trí tuệ và mức sống của người Nhật luôn ở mức cao nhờ vào sự thông minh trong cách quản lý chi tiêu của từng cá nhân, tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tiết kiệm, sống tối giản, loại bỏ những thứ không cần thiết, cân bằng cuộc sống một cách không lãng phí nhưng hiệu quả lại rất cao. Chi tiêu quá mức, không có kế hoạch chi tiêu rõ ràng, sẽ khiến bạn nhanh chóng bị thâm hụt tài chính. Hãy học theo người Nhật để quản lý tốt tài chính của bản thân.

Bình luận

Gửi bình luận