“Quá kén chọn” - Nguyên nhân khiến bạn thất nghiệp

Ngày: 03/10/2022
Nội dung bài viết

Hiện nay, có rất nhiều những bạn trẻ, những sinh viên mới ra trường, thậm chí là những bạn đã đi làm nhiều năm có kinh nghiệm đều rơi vào trạng thái thất nghiệp, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp, trong đó nguyên nhân phổ biến nhất là bởi “quá kén chọn”. Nhóm thất nghiệp này, thậm chí rơi vào nhóm những người có tài năng, có kinh nghiệm, có cá tính, tuy nhiên chỉ vì một lý do nhỏ mà không chấp nhận làm việc.

Khi mới vừa tốt nghiệp, nhiều bạn trẻ mang hoài bão, nhiệt huyết của tuổi trẻ sôi nổi để đi làm việc, mong muốn tìm được một công ty để được làm việc, cống hiến, học hỏi. Ngoài mong muốn về thu nhập, thì lý do để nhận việc là được làm trong một môi trường năng động, được chia sẻ, được học hỏi nhiều kinh nghiệm. Không phải ai cũng tìm được một công ty theo đúng mong muốn của mình.

Tâm lý của nhiều bạn trẻ mới ra trường là không muốn thất nghiệp quá lâu, nên khi được một công ty nhận việc là họ sẽ đồng ý đi làm ngay mà không tìm hiểu nhiều về mô hình công ty. Nhiều bạn may mắn được nhận việc tại một công ty tốt, nhiều bạn lại chấp nhận làm trong một công ty đúng nghĩa “công ty gia đình” không đãi ngộ, chèn ép lương, chịu thiệt so với những thành viên khác khi họ là người nhà, thậm chí còn phải đưa đón con sếp, làm những công việc không liên quan. Bởi vì khởi đầu làm việc trong một môi trường không tốt, nhiều bạn trẻ sau khi nghĩ việc sẽ trở nên kén chọn việc hơn, chính vì thế dễ trở thành người thất nghiệp trong một thời gian dài, vì luôn trong tâm lý đi tìm một công ty tốt hơn công ty cũ.

Nộp hồ sơ khắp nơi, phỏng vấn rất nhiều chỗ, và đi làm cũng nhiều nơi nhưng chỉ được vài tháng lại nghỉ việc, chỉ vì một vài lý do nhỏ như quản lý khó tính, khắt khe, cảm giác không được tôn trọng, bị dí deadline, hay đưa KPI quá cao,… rất rất nhiều những nguyên nhân để bạn không thể tiếp tục công việc. Nhưng bạn phải biết rằng khi nhảy việc quá nhiều thì lại khiến cơ hội xin việc của bạn bị giảm đi, vì các nhà tuyển dụng sẽ e ngại việc tuyển dụng những người có xu hướng nhảy việc nhiều. Khi không xin được việc bạn sẽ kéo dài thời gian thất nghiệp của mình dài hơn, từ đó bạn sẽ có tâm lý chản nản, mỗi khi tìm một công ty bạn sẽ e dè tìm hiểu thật kỹ về review công ty đó, nhưng càng tìm hiểu rõ thì bạn sẽ khó tìm được công ty ưng ý hơn, vì không có công ty nào là hoàn hảo cả. Sẽ có giai đoạn bạn rơi vào trạng thái đấu tranh, công ty mình mong muốn lại không chọn mình, công ty mình không muốn thì lại chọn mình, một giai đoạn phải nói là hết sức khó khăn, nếu lâm vào trạng thái như thế bạn đã lãng phí rất nhiều thời gian và cơ hội để đi làm.

Những mẹo dưới đây có thể giúp bạn phần nào có thêm giải pháp để tìm một công ty phù hợp với mình:

+ Trước khi làm việc hãy tìm hiểu về công ty đó : tìm hiểu về giá trị của công ty đó với cộng đồng, định giá công ty, những đóng góp cho xã hội, văn hóa công ty trẻ trung năng động hay “gia đình”, có tổ chức các khóa đào tạo nhân viên định kỳ không, nơi làm việc có phù hợp với việc di chuyển của bạn, mức lương, các chế độ đãi ngộ khác,… phù hợp mong muốn với bạn thì hãy chấp nhận làm việc.

+ Làm việc tại những công ty tập đoàn lớn, không phải tập đoàn nào cũng tốt nhưng những rủi ro sẽ ít hơn, chế độ lương, thưởng cũng sẽ ổn định, quy trình làm việc, môi trường làm việc sẽ chuyên nghiệp hơn.

+  Không nên làm việc ở những công ty không có chế độ rõ ràng, không đóng bảo hiểm, ký hợp đồng thời vụ.

Các bạn lưu ý rằng, trong cuộc sống không có lựa chọn nào là hoàn hảo cả, học cách chấp nhận những khuyết điểm nhỏ, thích nghi với môi trường mới, làm quen với những cái mới bạn chưa từng tiếp xúc qua. Mọi thứ đều cần phải học tập và rèn luyện mỗi ngày, mỗi ngày một ít bạn sẽ trưởng thành hơn trong mọi tình huống.

Bình luận

Gửi bình luận