THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU VÀ LOGO

Ngày: 05/01/2023
Nội dung bài viết

Khi cần đăng ký nhãn hiệu logo, Start-up có 2 hình thức lựa chọn #1. Tự đăng kí trực tiếp tại cục sở hữu trí tuệ hoặc #2. Sử dụng dịch vụ của các Đại diện sở hữu công nghiệp do Cục SHTT chỉ định nhằm đảm bảo đơn nộp được đúng và tăng khả năng được cấp giấy chứng nhận cao nhất.

Trong năm 2023 việc đăng ký nhãn hiệu mới sẽ có thời gian xử lý lâu hơn vì vậy người nộp đơn cần phải chuẩn bị các bước sau để đảm bảo việc đăng ký được thành công

Bước 1: Thiết kế và lựa chọn thương hiệu (nhãn hiệu) rất quan trọng 

Bước 2: Phân Nhóm sản phẩm hoặc dịch vụ đăng ký theo bảng Nixe 11

Bước 3: Tra cứu nhãn hiệu trước khi nộp đơn đăng ký (Liên hệ 02822446739 LHD Law Firm để sử dụng dịch vụ tra cứu đảm bảo thành công trên 90%) 

Bước 4: Nộp đơn đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ (xem hướng dẫn bên dưới) 

Bước 5: Thẩm định và cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (Nhớ đóng phí văn bằng) 

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU NĂM 2023 

Trình tự thực hiện

- Bước 1: Tiếp nhận đơn

Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

- Bước 2: Thẩm định hình thức đơn.

Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không (Ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ/từ chối chấp nhận đơn[1]).

+ Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;

+ Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ trong đó nêu rõ các lý do, thiếu sót khiến cho đơn có thể bị từ chối chấp nhận và ấn định thời hạn 2 tháng để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót. Nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót/sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu/không có ý kiến phản đối/ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn.

- Bước 3: Công bố đơn

Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

- Bước 4: Thẩm định nội dung đơn

Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.

- Bước 5: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ

+ Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;

+ Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.

Cách thức thực hiện đăng ký nhãn hiệu

Hình thức nộp Thời hạn giải quyết Phí, lệ phí Mô tả
Trực tiếp Theo quy định - Thẩm định hình thức: 01 tháng từ ngày nộp đơn;

- Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ;

- Thẩm định nội dung đơn: không quá 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.

Thành phần hồ sơ

Bao gồm

Tên giấy tờ Mẫu đơn, tờ khai Số lượng
Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).   Bản chính: 0 - Bản sao: 1
Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện)   Bản chính: 1 - Bản sao: 0
Tài liệu chứng minh quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác   Bản chính: 1 - Bản sao: 0
Tờ khai A.04 đăng ký NH.doc Bản chính: 2 - Bản sao: 0
Mẫu nhãn hiệu (05 mẫu kích thước 80 x 80 mm) và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu   Bản chính: 1 - Bản sao: 0
Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu yêu cầu hưởng quyền ưu tiên   Bản chính: 1 - Bản sao: 0

Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận phải có

Cơ quan thực hiện

Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ

Yêu cầu, điều kiện thực hiện

- Tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện sau có quyền đăng ký nhãn hiệu:

+ Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp;

+ Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó;

+ Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý, đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;

+ Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hoá, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý, đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;

+ Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với điều kiện (i) việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh; (ii) việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ.

+ Người có quyền đăng ký, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.

+ Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của Điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

Nếu bạn cần sử dụng dịch vụ Đăng ký nhãn hiệu có thể tìm đến Đại Diện uy tín bên dưới

Công ty Luật TNHH LHD 

Đại diện số 146 của Cục SHTT

Liên hệ dịch vụ đăng ký nhãn hiệu nếu quý khách có nhu cầu 

 

Bình luận

Gửi bình luận