Tư duy “giấu nghề” - Hãy loại bỏ ngay nếu bạn muốn thành công

Ngày: 02/10/2022
Nội dung bài viết

“Giấu nghề” là một tư tưởng cần được loại bỏ, nó xuất phát từ tư tưởng sợ bị cạnh tranh, sợ những kinh nghiệm, kiến thức của mình đúc kết bao nhiêu năm bị cướp đi mất. Nhưng trong nền kinh tế mở hiện nay, mọi thứ đã và đang dần thương mại hóa, việc bạn có tư tưởng “giấu nghề” sẽ giết chết sự nghiệp của bạn.

Một anh trai nọ mở tiệm cắt tóc, anh này cắt tóc rất đẹp, rất thời thượng nên tiệm cắt tóc của anh lúc nào cũng đông nghẹt khách, vì thế tiệm cắt tóc của anh ngày càng ăn nên làm ra, nhưng anh không có khái niệm mở rộng tiệm tóc của mình, không tuyển thêm thợ, khách đến tiệm đều là do anh cắt và làm chính, thợ trong tiệm chỉ làm những việc phụ cho anh, do vậy thợ thường xuyên nghỉ làm vì không được đào tạo tay nghề.

Một anh thợ cắt tóc khác, trình độ tay nghề của anh cũng rất tốt, thường xuyên tham gia các cuộc thi tạo mẫu tóc để học hỏi thêm kinh nghiệm từ những người thợ khác, và cũng có những thành tích đáng kể. Anh này xuất phát cũng mở một tiệm làm tóc nhỏ, nhưng tuyển nhiều thợ để đào tạo tay nghề, dần dần anh mở cả chuỗi tiệm cắt tóc nổi tiếng.

So sánh cách làm của hai anh thợ làm tóc trên, một người có tư duy “giấu nghề” thì chỉ làm ông chủ của một tiệm tóc nhỏ, tự bản thân mình phải làm việc cật lực mỗi khi khách đến. Một người loại bỏ tư duy “giấu nghề” thì trở thành ông chủ của cả chuỗi hệ thống làm tóc.

Hãy xóa bỏ tư duy “giấu nghề” ngay khỏi suy nghĩ của bạn, bởi khi bạn giỏi bạn phải thể hiện được cái giỏi của bạn cho mọi người thấy, nếu bạn giữ khư khư cho riêng mình biết, thì cũng chẳng ai biết năng lực và trình độ của bạn giỏi như thế nào cả.

 “Giấu nghề” không hẳn là bạn đang cố “giấu giỏi”, mà còn đang cố “giấu dốt” của chính bản thân mình. Sóng sau xô sóng trước, người này giỏi còn có người giỏi hơn, kỹ năng cần phải rèn luyện và nâng cấp thường xuyên, nếu không bạn sẽ bị tụt hậu lại phía sau.

Tư duy “giấu nghề” chỉ phù hợp khi bạn làm việc độc lập, nếu làm việc trong môi trường tập thể, “giấu nghề” bạn sẽ khiến hiệu quả làm việc của cả team bị tụt lại. Vì hiệu quả cuối cùng được đánh giá trên sự đóng góp của cả một tập thể, chứ không được đánh giá trên hiệu quả của một cá nhân nào cả. 

Tuy tư duy “giấu nghề” không còn phù hợp với xu hướng làm việc ngày hôm nay, nhưng để không bị cướp trắng công sức của mình, thì bạn cũng cần có những bước đi đúng đắn:

+ Chia sẽ kỹ năng, kinh nghiệm chứ không cầm tay chỉ việc. Cho cần câu, chứ không cho cả cá.

+ Đảm bảo rằng mọi đóng góp của bạn đã được ghi nhận, chia sẻ để cùng nhau phát triển, chứ không phải để bị cướp đi những nổ lực của bạn.

+  Mọi chia sẻ đều có giới hạn, kinh nghiệm, kỹ năng đều do nổ lực mà có được, do vậy đừng đòi hỏi ai đó phải có nghĩa vụ làm giáo viên chỉ dạy cho mình, cũng đừng làm vướng bận công việc của người khác. Trong môi trường làm việc, đòi hỏi phải có sự cạnh tranh công bằng, lạnh mạnh. Nếu bạn không đủ năng lực để tiếp tục thì hãy tìm hướng phát triển phù hợp hơn.

+ Tôn trọng tập thể, có tinh thần trách nhiệm với mỗi công việc mình được giao, thường xuyên rèn luyện kỹ năng, nâng cao kiến thức, hướng đến mục tiêu chung của cả tập thể, không đề cao chủ nghĩa cá nhân.

Bình luận

Gửi bình luận