Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế

Ngày: 02/10/2022
Nội dung bài viết

Trong trường hợp người nộp thuế hết thời hạn nộp theo quy định, hết thời hạn gia hạn nộp tiền thuế nhưng không chấp hành quyết định hành chính thuế, không khắc phục hậu quả, nộp tiền thuế, tiền phạt hoặc có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ hơn về các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.

Căn cứ Khoản 1 Điều 125 Luật quản lý thuế 2019, Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế được quy định cụ thể như sau:

“Điều 125. Biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế

1. Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bao gồm:

a) Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; phong tỏa tài khoản;

b) Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập;

c) Dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

d) Ngừng sử dụng hóa đơn;

đ) Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật;

e) Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ;

g) Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.

2. Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế quy định tại khoản 1 Điều này chấm dứt hiệu lực kể từ khi tiền thuế nợ được nộp đủ vào ngân sách nhà nước.

[…]”

Trên đây, là nội dung bài viết Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế. Hi vọng mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích về thuế.

Bình luận

Gửi bình luận