Các trường hợp ấn định thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu

Ngày: 03/10/2022
Nội dung bài viết

Ấn định thuế có thể hiểu là việc cơ quan thuế xác định cụ thể người nộp thuế một số thuế nhất định và bắt buộc người nộp thuế thực hiện. Vậy đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thì bị ấn định thuế như thế nào? Để hiểu rõ về ấn định thuế và các trường hợp ấn định thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Theo điều Điều 49 Luật Quản lý thuế 2019 quy định Nguyên tắc ấn định thuế như sau:

“Điều 49. Nguyên tắc ấn định thuế

1. Ấn định thuế phải dựa trên các nguyên tắc quản lý thuế, căn cứ tính thuế, phương pháp tính thuế theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về hải quan.

2. Cơ quan quản lý thuế ấn định số tiền thuế phải nộp hoặc ấn định từng yếu tố, căn cứ tính thuế để xác định số tiền thuế phải nộp.”

Căn cứ Điều 52, Luật quản lý thuế 2019, các trường hợp sau đây sẽ bị ấn định thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu:

“Điều 52. Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

1. Cơ quan hải quan ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp sau đây:

a) Người khai thuế dựa vào các tài liệu không hợp pháp để khai thuế, tính thuế; không khai thuế hoặc kê khai không chính xác, đầy đủ nội dung liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế;

b) Quá thời hạn quy định mà người khai thuế không cung cấp, từ chối hoặc trì hoãn, kéo dài việc cung cấp hồ sơ, sổ kế toán, tài liệu, chứng từ, dữ liệu, số liệu liên quan đến việc xác định chính xác số tiền thuế phải nộp theo quy định;

c) Người khai thuế không chứng minh, giải trình hoặc quá thời hạn quy định mà không giải trình được các nội dung liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật; không chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra của cơ quan hải quan;

d) Người khai thuế không phản ánh hoặc phản ánh không đầy đủ, trung thực, chính xác số liệu trên sổ kế toán để xác định nghĩa vụ thuế;

đ) Cơ quan hải quan có đủ bằng chứng, căn cứ xác định về việc khai báo trị giá không đúng với trị giá giao dịch thực tế;

e) Giao dịch được thực hiện không đúng với bản chất kinh tế, không đúng thực tế phát sinh, ảnh hưởng đến số tiền thuế phải nộp;

g) Người khai thuế không tự tính được số tiền thuế phải nộp;

h) Trường hợp khác do cơ quan hải quan hoặc cơ quan khác phát hiện việc kê khai, tính thuế không đúng với quy định của pháp luật.

2. Cơ quan hải quan căn cứ hàng hóa thực tế xuất khẩu, nhập khẩu; căn cứ tính thuế, phương pháp tính thuế; cơ sở dữ liệu của cơ quan quản lý thuế và cơ sở dữ liệu thương mại; hồ sơ khai báo hải quan; tài liệu và các thông tin khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để ấn định số tiền thuế phải nộp.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này”

Trên đây là, bài viết CÁC TRƯỜNG HỢP ẤN ĐỊNH THUẾ ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU. Hi vọng mang lại cho các bạn những thông tin hữu ích nhất.

Bình luận

Gửi bình luận