Cách quản lý chi tiêu cá nhân tiết kiệm

Ngày: 02/10/2022
Nội dung bài viết

Quản lý chi tiêu như thế nào để không bị thiếu trước hụt sau, chưa lãnh lương thì đã hết tiền để sài, rất nhiều người đã rơi vào trạng thái lo âu vào mỗi cuối tháng, khi thu nhập chưa có mà các khoản chi trả đã đỗ dồn về.

Dưới đây, là một vài mẹo nhỏ giúp bạn cân đối chi tiêu của mình sao cho tiết kiệm.

Kiểm soát các khoản chi tiêu

Lập cho mình một bảng kế hoạch chi tiêu hàng tháng cụ thể, phân loại những khoản chi tiêu cố định như : tiền internet, tiền điện, tiền nước, tiền thuê nhà,…, là những khoản chi tiêu bắt buộc phải chi trả đúng hạn, và bạn phải dành ra một khoản tiền cố định cho các khoản chi tiêu này. Một phần chi trả cho nhu cầu cá nhân: đi làm đẹp, café, ăn uống với bạn bè, du lịch,mua sắm,…, với phần này rất dễ bị phát sinh ngoài kế hoạch, do đó bạn cần phải kiểm soát bản thân khi chi tiêu cho những khoản này.

Một phần quan trọng trong kế hoạch chi tiêu là phải trích ra một khoản dự phòng cho những khoản chi phát sinh thêm, một khoản cho đầu tư, một khoản để tiết kiệm.

Bạn có thể thử áp dụng kế hoạch chi tiêu theo công thức 50/30/20 dưới đây:

  • 50% cho các nhu cầu thiết yếu như: tiền nhà, tiền đi lại, tiền ăn uống, tiền điện nước.
  • 30% cho nhu cầu của bản thân như: mua sắm, xem phim, học yoga, du lịch, ăn uống với bạn bè, gặp gỡ người thân.
  • 20% cho tiết kiệm hoặc các khoản trả nợ hàng tháng, đầu tư.

Tập thói quen chi tiêu bằng tiền mặt

Khi bạn chi trả một khoản chi nào đó bằng tiền mặt, bạn sẽ có thể ghi nhớ và kiểm soát được các khoản chi đó. Chi tiền mặt sẽ đánh vào tâm lý xót tiền của bạn, tiền trong ví bạn bao nhiêu, bạn nắm rõ và từ đó có những chi tiêu hợp lý theo túi tiền của bạn. Hạn chế sử dụng chi tiêu bằng thẻ tín dụng, tâm lý quẹt thẻ thả ga khi mua sắm sẽ khiến bạn phải cay đắng vào mỗi cuối tháng khi phải gồng mình trả các khoản tín dụng đó.

Tập thói quen ghi chép các khoản chi tiêu vào sổ cá nhân

Chúng ta thỉnh thoảng không thể nhớ nổi mình đã chi những gì, lúc ngân sách chi tiêu thiếu hụt thì mới ngồi suy nghĩ về các khoản chi. Khi chúng ta đã quá bận rộn với công việc, thì việc ghi chép những khoản chi vào một cuốn sổ cá nhân là cần thiết, giúp bạn có những tính toán chi tiêu hợp lý hơn, và không phải mắc công ngồi suy nghĩ về những khoản chi làm mình “rỗng túi”.

Cố gắng dành một khoản cho đầu tư hay tiết kiệm

Dành ra một khoản đầu tư hay tiết kiệm là một kế hoạch chi tiêu khôn ngoan. Khoản chi tiêu này là một khoản tiền dự phòng cho tương lai. Đầu tư để “tiền đẻ ra tiền”, tiết kiệm để có một khoản vốn làm những việc lớn hơn, hay để dưỡng già chẳng hạn.

Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp cho các bạn có thể cân đối, kiểm soát các khoản chi tiêu một cách hợp lý, từ đó cân bằng cuộc sống hướng đến những điều mới mẻ, tươi đẹp hơn.

Bình luận

Gửi bình luận