Cách trả lời câu hỏi “Điểm yếu của bạn là gì?” để ghi điểm với nhà tuyển dụng

Ngày: 06/04/2022
Nội dung bài viết

Kỹ năng phỏng vấn là một kỹ năng quan trọng mà mỗi ứng viên cần phải chuẩn bị trước khi bước vào buổi phỏng vấn với nhà tuyển dụng. Bên cạnh những câu hỏi thiên về điểm mạnh, thì nhà tuyển dụng rất quan tâm đến điểm yếu của ứng viên. Đa phần các ứng viên khi gặp câu hỏi “Điểm yếu của bạn là gì?” thường sẽ lúng túng, cùng Chi.vn tìm hiểu cách xử lý khi gặp câu hỏi khó này nhé!

Điểm yếu là khuyết điểm của bản thân, thường khi nhắc đến điểm yếu bản thân mỗi người thường sẽ thiếu tự tin, tuy nhiên cũng có nhiều người không biết thực sự điểm yếu của bản thân, không nhìn nhận và đánh giá được bản thân, hoặc không chịu lắng nghe góp ý từ người khác từ đó từ chối thừa nhận điểm yếu. Nếu bạn không thể tìm ra điểm yếu của bản thân, thì hãy nhờ bạn bè, người thân, đồng nghiệp, cấp trên đánh giá  từ đó bạn sẽ xác định được điểm yếu của mình.

 Câu hỏi “điểm yếu của bạn là gì? không đơn giản là muốn “soi” kĩ về kỹ năng hay kinh nghiệm mà là :

  • Đánh giá xem sự nhìn nhận bản thân, phân tích và tiếp thu của bạn với những ý kiến của người khác như thế nào? thường điểm yếu ít ai chịu thừa nhận.
  • Điểm yếu có ảnh hưởng đến mức độ hoàn thành công việc hay không.
  • Cách khắc phục điểm yếu để không ảnh hưởng đến công việc.

Do vậy, khi bạn trả lời “không có điểm yếu” là bạn đã mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng, bởi bạn có thể sẽ bị đánh giá là trả lời không trung thực, tính cách tự cao, không có sự khiêm tốn. Tuy nhiên, bạn không nên nói ra điểm yếu một cách tiêu cực, như vậy bạn có thể sẽ bị “out” ngay lập tức.

Cách trả lời câu hỏi “Điểm yếu của bạn là gì?” :

  • Nói về khuyết điểm không quan trọng với công việc mà mình đang muốn ứng tuyển.
  • Điểm yếu mà mình đã có biện pháp cải thiện để đáp ứng tốt công việc. Điều này sẽ giúp bạn ghi điểm bởi sự cố gắng, nổ lực vượt qua điểm yếu đó. Hãy nói thêm về cách bạn khắc phục điểm yếu đó với nhà tuyển dụng, họ sẽ tin tưởng hơn.
  • Chuyển điểm yếu của mình thành điểm mạnh. Tuy nhiên, cách trả lời này thực sự không gây ấn tượng tốt cho người tuyển dụng bởi vì đây là câu trả lời không được mong đợi đối với người tuyển dụng.
  • Trả lời thành thật, không nói dối. Bởi người ngồi ở ghế phỏng vấn là người đã kinh qua, gặp rất nhiều người nên việc nói dối sẽ không vượt qua được cái nhìn của người phỏng vấn.
  • Trả lời có trọng tâm không lảng tránh câu hỏi của người tuyển dụng.
  • Tránh trả lời chung chung, đánh đố nhà tuyển dụng.

Ai cũng có điểm yếu, không có ai là hoàn hảo cả. Nên bạn không việc gì phải tự tin vì điểm yếu của mình. Biết được điểm yếu của bản thân từ đó khắc phục được những điểm yếu, phát huy những điểm mạnh bạn sẽ trở nên thành công hơn. Đối diện với những điểm yếu của mình, bạn sẽ tự tin hơn và có phương pháp khắc phục được những điểm yếu đó, làm cho cuộc sống, công việc dễ dàng, thuận lợi hơn.

Hy vọng những chia sẻ trên Chi.vn có thể giảm tải những áp lực điểm yếu của bản thân, có những bước chuẩn bị thật kỹ trước khi phỏng vấn để ghi điểm được với nhà tuyển dụng.

Bình luận

Gửi bình luận