[Review sách] - Gieo Mầm Trên Sa Mạc - Masanobu Fukuoka - Thành công cho những người có bản lĩnh - phủ xanh sa mạc

Ngày: 29/09/2022
Nội dung bài viết

Cuốn sách “Gieo mầm trên sa mạc” của tác giả Masanibu Fukuoka, không chỉ đơn thuần là cuốn sách viết về những kinh nghiệm trồng trọt, niềm đam mê nông nghiệp, mà nó là cả một triết lý sống được tác giả ẩn ý trong câu chuyện về niềm đam mê làm nông nghiệp.

“Gieo mầm trên sa mạc” một tựa đề nghe thật vô lý, vì đó giờ chẳng ai đem mầm lên gieo trên sa mạc, cái nơi mà chỉ toàn cát, gió, khô cằn thì sao mà gieo mầm, thật là một điều viễn vông. Nhưng đừng vội, bạn hãy đọc hết cuốn sách mới thấy được giá trị của cái tựa đề tưởng chừng như vô lý ấy. Nhưng chính Ông đã làm được cái điều ngông cuồng đó.

Câu chuyện được Ông kể lại, vào cái năm 25 tuổi, sau những tháng ngày vùi mình trong phòng thí nghiệm với chiếc kính hiển vi trong 3 năm, Ông mắc bệnh viêm phổi cấp, đối mặt với cái chết, sau khi khỏi bệnh, Ông bắt đầu đặt dấu hỏi về “ý nghĩa sự tồn tại của con người”, câu trả lời chỉ được tìm thấy vào lúc ông nghe được tiếng kêu rất to của con chim diệc, mọi tâm trí ông như bực tỉnh và ổng thốt ra rằng “Thực sự chẳng có gì sất”. Bổng chốc thế giới xung quanh ổng trở nên đẹp lung linh hơn bao giờ hết. Tâm hồn đẹp, lạc quan thì thế giới xung quanh ta đều trở nên xinh đẹp. Ông đã tìm thấy ý nghĩa của sự tồn tại của chính mình, Ông đã chứng minh và thực hiện được cái mà ông đã nhận ra đấy chính là làm nông nghiệp thuần túy, làm nông nghiệp thuận theo tự nhiên, không phân bón, không cày xới, không nhổ cỏ, và ông đã thành công, thành công được lan tỏa đến khắp nước Nhật, Ông trở nên nổi tiếng. Và rồi Ông bắt đầu làm những điều ngông cuồng hơn đấy là, phủ xanh sa mạc, là gieo mầm trên sa mạc. Mọi thứ rất khó khăn, bởi tự nhiên đã rất khắc nghiệt, nhưng ông tin rằng mình sẽ làm được, và ông đã làm được.

“Bước đầu tiên chúng ta phải thực hiện trong việc chống lại sa mạc hóa không phải là bẻ con dòng chảy của các con sông, mà là khiến cho mưa lại rơi xuống, việc này liên quan đến tái lập thảm thực vật”. Đây chính là nguyên tắc gieo mầm trên sa mạc của ông, cách tìm ra nước, không chỉ là bằng những dòng chảy của các con sông, mà là bằng cách khiến mưa rơi xuống. Bởi theo như Ông nhận định.“Nước mà các sinh vật không còn sinh sống trong đó được nữa thì không còn thực sự là nước. Đất mà không có cỏ, thì mặc dầu có được gọi là đất trồng nó cũng không phải thực sự là đất trồng. Đất mà không có cỏ sẽ đánh mất sự kết nối với nước và trở nên khô rang”. Do đó hãy tạo ra thảm thực vật để trữ nước thay vì tạo ra những dòng chảy trong sự mệt mỏi và khó khăn.

Tác phẩm “Gieo mầm trên sa mạc” thật sự không chỉ là một câu chuyện kể về cách làm nông nghiệp của Ông, mà nó còn là câu chuyện về những người luôn có những sáng tạo, những mục tiêu, thách thức khó khăn, dù khó khăn vẫn không bỏ cuộc. Khi bạn nhận ra một chân lý, ý nghĩa của cuộc đời mình thì hãy nắm bắt đó, cho dù ai đó có nói mình là kẻ điên, hay là một kẻ ngông cuồng, thì hãy làm cho họ thấy được giá trị thực sự của sự bản lĩnh của những kẻ ngông cuồng mà thành công vượt trội.

 

THÔNG TIN SÁCH

Tên tác phẩm : Gieo mầm trên sa mạc

Tác giả : Masanobu Fukuoka

Người dịch : Xanh shop

Nhà xuất bản : Nhà Xuất Bản Tổng Hợp TP.HCM

Kích thước : 13 x 20 cm

Số trang : 216

Loại bìa : Bìa mềm

Bình luận

Gửi bình luận