Kinh doanh cây thủy sinh hướng đi mới cho người khởi nghiệp
Nội dung bài viết
Hiện nay, không ít người đầu tư cho mình một hồ nuôi cá cảnh hay hồ cây thủy sinh vừa thỏa mãn đam mê, vừa trang trí cho ngôi nhà của mình được đẹp hơn, vừa tạo yếu tố phong thủy. Do đó, nghành kinh doanh cá cảnh và cây thủy sinh trở thành nghề kiếm được nhiều tiền. Cùng Chi.vn tìm hiểu về mô hình kinh doanh cây thủy sinh mới này nhé!
Cây thủy sinh là gì?
Cây thủy sinh là loài cây sống dưới nước, thường sống ở môi trường nước ngọt. Nó cũng có thể sống ở môi trường ẩm ướt như bùn khoáng. Cây thủy sinh ngày nay được sử dụng để trang trí nhà cửa, thường có hai loại : một là được trồng trong hồ cá thủy sinh, hai là trực tiếp trồng và đặt ở nơi mình muốn trang trí như bàn tủ phòng khách, phòng bếp, bàn làm việc,…
Cây thủy sinh có tác dụng tốt với môi trường xung quanh: hấp thụ lọc bỏ những tạp chất trong hồ nuôi cá,tạo oxy cho hồ cá, lọc không khí xung quanh được sạch hơn, tạo không gian xanh cho ngôi nhà, nơi làm việc.
Một số loại cây thủy sinh phổ biến hiện nay:
- Thủy Phượng Vĩ
- Rau đắng biển
- Cây ổ sao cánh (microsorum pteropus)
- Cỏ Năng (Eleocharis acicularis)
- Bèo Nhật
- Rong đuôi chó
- Cây thường xuân
- Cây trầu bà
- Cây thủy Cúc
- Cây Vạn Lộc
- Cây Ngọc Ngân
Các bước kinh doanh cây thủy sinh
- Tìm hiểu tập tính trồng, sinh trưởng của các loại cây thủy sinh phổ biến hiện nay, mỗi loại cây có tập tính sống khác nhau, bạn phải tìm hiểu để phân loại tạo môi trường nuôi dưỡng hợp lý. Đối với những cây thủy sinh trong hồ cá thì bạn phải giành thời gian chăm sóc nhiều hơn vì thường khó trồng, chú ý ánh sáng, cắt tỉa thường xuyên, kiểm tra nguồn nước, tạo điều kiện để cây phát triển tốt nhất.
- Có kiến thức nuôi trồng: để nuôi trồng được cây thủy sinh bạn phải có kiến thức nuôi trồng.
- Phân tích thị trường: là việc làm bắt buộc trước khi bắt đầu kinh doanh, tìm hiểu đối thủ cạnh tranh, nhu cầu khách hàng hiện ưa chuộng loại cây nào. Mô hình kinh doanh kiểu này chưa phổ biến nhiều, nên mức độ cạnh tranh sẽ không quá khốc liệt.
- Tìm kiếm nguồn hàng: nguồn hàng rất quan trọng trong việc kinh doanh cây thủy sinh này, bởi nếu bạn chọn hàng có nhiều sâu bệnh hoặc đến từ những nơi có khí hậu không phù hợp để nuôi trồng, cây sẽ dễ chết.
- Xây dựng tài chính : Bạn phải đầu tư khá khá chi phí ban đầu để bắt đầu kinh doanh từ nhập cây, bể nuôi trồng, chi phí nuôi trồng, kệ để, mặt bằng, chi phí nhân viên, điện, nước, hệ thống lọc nước, hệ thống đèn, bình oxy,…
Đây là mô hình kinh doanh mới và khó khăn đòi hỏi bạn phải có đam mê, yêu thích trồng cây thủy sinh thì mới có thể kiên trì kinh doanh. Bạn phải đầu tư kiến thức nuôi trồng, đồng thời phải chuẩn bị một nguồn vốn đủ để duy trì hoạt động kinh doanh trong giai đoạn đầu. Hy vọng bài viết trên phần nào giúp bạn có bước chuẩn bị cơ bản để bắt đầu kinh doanh khởi nghiệp.