Kinh doanh homestay - Xu hướng khởi nghiệp mới

Ngày: 02/10/2022
Nội dung bài viết

Những năm gần đây, ngành du lịch nước ta có sự tăng trưởng nhanh chóng, kéo theo đó các dịch vụ du lịch cũng phát triển mạnh mẽ, trong đó có các dịch vụ lưu trú cho du khách. Trước đây, khi đi đến các điểm du lịch thì thường nghĩ tới lưu trú tại các nhà khách sạn, nhà nghỉ,... nhưng hiện nay du khách có xu hướng ở tại các homestay - loại hình lưu trú kết hợp khám phá và trải nghiệm, bởi sự mới mẻ, tiện lợi, gần gũi với thiên nhiên  mà giá cả lại vô cùng hợp lí. Xu hướng này mở ra cơ hội làm giàu cho khá nhiều người muốn khởi nghiệp kinh doanh hiện nay khiến cho trào lưu kinh doanh homestay trở nên  sôi động và mang lại thu nhập khủng cho những người kinh doanh dịch vụ này.

Mặc dù nhu cầu về homestay luôn dồi dào, nhưng để kinh doanh hiệu quả và gặt hái thành công đối với mô hình này không phải chuyện không hề dễ dàng. Để tìm hiểu rõ hơn về những bí quyết kinh doanh homestay, các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

1. Homestay là gì?

Homestay là loại hình lưu trú được thiết kế mang nét đặc trưng của địa phương tại nhà của người dân giúp du khách có thể khám phá, trải nghiệm và hòa chung vào nhịp sống của những người dân địa phương.

Dù "sinh sau đẻ muộn" so với nhiều loại hình lưu trú khác, nhưng homestay luôn thu hút được rất nhiều sự quan tâm của khách du lịch. Đối với mô hình homestay, khách du lịch có cơ hội được cùng ăn, cùng làm và cùng sinh hoạt với người dân bản địa. Do đó, đây chính là hình thức lưu trú đang được nhiều người lựa chọn, bởi mô hình này đáp ứng tốt vấn đề về chi phí cũng như mục đích du lịch khám phá và trải nghiệm chân thực về đời sống, văn hóa, phong tục tập quán của người dân địa phương.

2. Tiềm năng kinh doanh homestay

Hiện nay, loại hình du lịch Homestay Việt Nam ngày càng được ưa chuộng, đặc biệt là với những nước có đa văn hóa, nhiều bản sắc dân tộc như Việt Nam. Với lượng khách du lịch tăng trưởng mạnh hàng năm, kinh doanh Homestay là ý tưởng kinh doanh vô cùng tiềm năng và giúp những người kinh doanh dịch vụ này làm nên ăn ra như diều gặp gió.

Hầu hết, các Homestay đều được trang bị đầy đủ tiện nghi không hề thua kém các khách sạn hay nhà nghỉ từ những Homestay theo kiểu bình dân đến phong cách sang trọng. Lợi thế của homestay so với nhà nghỉ, khách sạn chính chính là đem lại cho du khách sự thoải mái, không gian gần gũi và có thể trải nghiệm văn hóa đời sống của người dân địa phương nơi họ đặt chân đến. Do đó, đây chính là hình thức lưu trú đang được nhiều du khách lựa chọn, tạo nên “mảnh đất màu mỡ” cho những ai muốn khởi nghiệp kinh doanh.

Để kinh doanh homestay đạt được hiệu quả như mong muốn, bạn nên xác định đúng khách hàng tiềm năng và xây dựng một kế hoạch kinh doanh hiệu quả ngay từ ban đầu, đồng thời có chiến lược quảng bá hợp lý để thu hút du khách, tại ra sự nổi bật, mới lạ và độc đáo hơn so với những homesaty khác.

3. Cách kinh doanh homestay thành công

Giữa thời buổi “người người làm homestay, nhà nhà kinh doanh homestay” như hiện nay, do đó sự khác biệt sẽ tạo lợi thế của riêng mình và dễ dàng thành công hơn. Việc kinh doanh homestay có thành công hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, địa điểm chiếm vị trí quan trọng. Cần phải lựa chọn những nơi thuận tiện đi lại, thường xuyên có khách du lịch ghé thăm như Đà Lạt, Sapa, các bãi biển ( Sầm Sơn,  Cát Bà, Nha Trang, Vũng Tàu,...), đảo ( Cô Tô, Phú Quốc,...),... Tùy thuộc vào dịch vụ du lịch, địa điểm, đời sống văn hóa, danh lam thắng cảnh,.. như thế nào thì các homestay sẽ được thiết kế khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu “khám phá, trải nghiệm những điều mới lạ” của du khách.

Ngoài vị trí đẹp, thì không gian cũng giữ vai trò quan trọng trong việc kinh doanh homestay thành công. Đối tượng khách hàng chủ yếu của homestay là giới trẻ, do đó homestay cần có thiết kế độc đáo, không gian mới lạ, có những trải nghiệm độc đáo phù hợp với nhu cầu “check-in” và chia sẻ trên mạng xã hội của khách du lịch trẻ. Nhưng dù thiết kế như thế nào thì homestay vẫn cần đảm bảo theo 3 tiêu chí độc –  đẹp – lạ và đầy đủ tiện nghi.

Số vốn đầu tư kinh doanh homestay dao động từ vài chục tới vài trăm triệu đồng bao gồm các chi phí: thuê nhà, thiết kế, trang trí, quảng cáo và các chi phi phát sinh khác. Tuy nhiên, tùy vào quy mô, địa điểm và mô hình kinh doanh mà số vốn là khác nhau.

Dù mô hình kinh doanh có nổi bật tới cỡ nào nhưng không biết cách quảng cáo, PR thì sẽ rất dễ thất bại hơn nữa là thất bại trong nuối tiếc. Hiện nay những phương thức Marketing hiệu quả dành cho kinh doanh homestay là sử dụng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Youtube,..., chạy quảng cáo Google Adwords, SEO hay quảng cáo Facebook, truyền thông bằng hình ảnh, sử dụng các chương trình khuyến mãi,... Ngoài ra, có thể liên kết với trang booking trực tuyến, các trang du lịch nổi tiếng hay review chi tiết trên các hội nhóm, diễn đàn du lịch, ẩm thực,… thì khả năng thu hút khách càng cao đem lại thành công và nhiều lợi nhuận.

4. Một số ý tưởng mô hình homestay thú vị

  • Homestay nhà sàn

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

  • Homestay miệt vườn miền Tây

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

  • Homestay container

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

  • Homestay kiểu kiến trúc truyền thống cổ xưa

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

  • Homestay kiểu tổ chim

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

  • Homestay trên cây

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Xu hướng phát triển ngành du lịch homestay sẽ còn lớn mạnh hơn nữa trong tương lai và ổn định, bền vững hơn các ngành kinh doanh khác. Chính vì vậy, nếu bạn có ý định khởi nghiệp kinh doanh thì đừng ngần ngại thực hiện ý tưởng kinh doanh này. Hi vọng bài viết trên sẽ hữu ích giúp bạn nắm vững những kiến thức cần thiết và có hướng đi đúng đắn trong thời gian sắp tới.

 Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết và chúc các bạn thành công trên con đường mà mình đã chọn!

Bình luận

Gửi bình luận