Làm thế nào để tích lũy kinh nghiệm khi còn là sinh viên?

Ngày: 01/04/2022
Nội dung bài viết

Chắc hẳn, khi nộp CV các bạn sẽ rất lo sợ khi hầu hết các doanh nghiệp đều đòi hỏi kinh nghiệm. Thực tế những kinh nghiệm tích lũy từ ghế nhà trường có vai trò quan trong trong việc hình thành sự nghiệp sau khi tốt nghiệp. Việc tích lũy kinh nghiệm làm việc sẽ giúp bạn ngày càng nâng cao năng lực, hoàn thiện bản thân và có cơ hội thăng tiến cao trong sự nghiệp của mình. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết làm cách tích lũy kinh nghiệm và chủ động đầu tư kiến thức. Vậy một sinh viên mới ra trường thì kinh nghiệm có được từ đâu, đây có lẽ là câu hỏi mà rất nhiều bạn sinh viên, đặc biệt là sinh viên năm nhất.

Dưới đây là những bí quyết hữu ích giúp bạn biết cách tích lũy kinh nghiệm ngay từ thời sinh viên của mình. Cùng Chi.vn theo dõi bài viết sau đây nhé!

1-Học, học và học

“Tri thức là sức mạnh”. Chính vì vậy, bạn phải không ngừng học hỏi cả kiến thức, lẫn kỹ năng, bởi một kinh nghiệm dù rất nhỏ cũng có thể giúp bạn bổ sung một cột mốc vào lịch sử kinh nghiệm của bản thân, từ đó có bước đi đúng đắn và thành công hơn.

Thật ra, khi mới bước chân vào ngưỡng cửa đại học, cao đẳng , chắc chắn bạn cũng chưa thể hình dung được ngành học của mình hoặc nghề nghiệp tương lai mà bạn theo đuổi. Do đó, bạn nên chuẩn bị cho mình tâm lý sẵn sàng đón nhận mọi thứ như một bài học, cứ mạnh dạn theo đuổi những điều mới lạ để bổ sung kiến thức cho ngành nghề mình lựa chọn, biết rõ điểm mạnh, điểm yếu của bản thân mình, dần dần cải thiện và hoàn thiện bản thân mình hơn. Hãy cố gắng phát triển bản thân, luôn học hỏi mỗi ngày để tích lũy vốn kinh nghiệm hữu ích.

Bên cạnh, những kiến thức chuyên ngành cần thiết, bạn cũng nên chủ động đăng ký và học hỏi thêm nhiều lĩnh vực mới để bổ sung cho công việc sau này của mình, cụ thể như ngoại ngữ, tin học, khóa học liên quan đến chuyên ngành hay thậm chí là các khóa học kỹ năng mềm.

Học hỏi từ thầy cô, bạn bè và những người xung quanh sẽ giúp bạn học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm từ người đi trước, rút ra cho bản thân những bài học vô cùng giá trị. Kiến thức, kỹ năng sẽ giúp bạn tìm được một công việc tốt hơn, đồng thời hiểu biết, có thêm kiến ​​thức sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin hơn khi giao tiếp hay đàm phán trong công việc và cuộc sống.

2-Tự định hướng lĩnh vực phù hợp và hãy vừa học vừa làm

Vừa học vừa làm lĩnh vực phù hợp với ngành học cũng mình sẽ là cơ hội tốt để các bạn sinh viên có thể tích lũy kinh nghiệm cho chính bản thân mình. Khi là sinh viên, bạn nên xác định công việc, cũng như hướng đi sau này, từ đó có kế hoạch và động lực để hoàn thành ước mơ của mình.

Hãy chọn công việc phù hợp với ngành học của mình hoặc nghề nghiệp của mình. Bạn cũng nên nhớ rằng, đi làm là để trải nghiệm, để tích lũy thêm kinh nghiệm và kiến thức thực tế, do đó bạn hãy cân đối thời gian giữa việc học và đi làm hợp lý để không cản trở việc học tập.

Không phải chỉ sinh viên năm cuối mới thể đi thực tập tại các công ty, nếu bạn có đủ kiến thức, kỹ năng thì ngay từ năm 2, năm 3 bạn cũng có thể đi thực tập hoặc làm các công việc partime, freelance có liên quan đến lĩnh vực học tập của mình.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tập tành kinh doanh, xây dựng các dự án cá nhân, tham gia các cuộc thi  hay tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học để học hỏi các kỹ năng mới, tích lũy thêm kinh nghiệm để áp dụng vào thực tế, tất cả những trải nghiệm đó đều rất tuyệt vời và giúp bạn “làm đẹp” bản CV của bạn hơn rất nhiều. Khi có cơ hội hãy đi làm ngay khi còn là sinh viên, những kinh nghiệm mà bạn không thể học được từ sách vở này, sẽ rất hữu ích khi bạn đi xin việc sau khi tốt nghiệp ra trường.

3- Tham gia hoạt động ngoại khóa, CLB và các dự án xã hội

Hãy trở thành một sinh viên năng động, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Việc tham gia các hoạt động ngoại khóa, CLB và các dự án xã hội sẽ giúp bạn có thêm rất nhiều kĩ năng hữu ích và cần thiết cho công việc sau này của bạn sau khi ra trường như kĩ năng thuyết trình, làm việc nhóm, kĩ năng phản biện, truyền thông, thiết kế, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng thương lượng,…

Tự tin, năng động tham gia các hoạt động của lớp, của khoa, của trường sẽ giúp bạn tạo dựng mối quan hệ rộng rãi, từ đó, bạn có thể học hỏi và tích lũy thêm kiến thức cho riêng mình.

4-Xây dựng thương hiệu cá nhân

Thương hiệu cá nhân không chỉ giúp bạn gia tăng lợi thế với các ứng viên khác, mà còn giúp bạn có thêm nhiều cơ hội mới trong công việc và cuộc sống. Chính vì vậy, xây dựng thương hiệu cá nhân là một vấn đề mà bạn cần quan tâm.

Có rất nhiều cách để bạn xây dựng thương hiệu cá nhân như tạo dựng một website riêng, đăng bài lên facebook, instagram hay quay video trên youtube…, đơn giản và thông dụng nhất hiện nay chính là xây dựng thương hiệu cá nhân trên Tiktok. Không ngừng học hỏi và rèn luyện các kỹ năng sẽ giúp bạn trở nên vượt trội, truyền tải những sở thích cá nhân, khẳng định bản thân và cải thiện các kỹ năng của chính mình.

Là một sinh viên, việc tự rèn luyện, nâng cao thương hiệu bản thân sẽ giúp bạn không chỉ trở thành sinh viên tốt, mà đó còn là bước đệm giúp bạn có thêm nhiều cơ hội mới trong sự nghiệp và cuộc sống sau này. Chính vì vậy, bạn hãy tận dụng khoảng thời gian 4 năm quý báu này để phát huy tối đa tiềm năng của mình, tích lũy kinh nghiệm công việc để xuất sắc chinh phục nhà tuyển dụng nhé! Hãy kiên trì, tương lai sẽ đền đáp bạn xứng đáng!

Bình luận

Gửi bình luận