Những bí quyết kinh doanh homstay thành công

Ngày: 08/04/2022
Nội dung bài viết

Với những ai là tín đồ du lịch thì sẽ không xa lạ với mô hình homestay này, hiện nay mô hình kinh doanh homestay nở rộ với nhiều quy mô và đầu tư khác nhau. Để kinh doanh homestay thành công thì bạn phải có chiến lược và đầu tư lâu dài. Cùng Chi.vn tìm hiểu rõ hơn về mô hình này qua bài viết dưới đây.

Homestay là gì?

Cũng giống như tính chất của hotel hay resort là nơi nghỉ ngơi, nghỉ dưỡng, ngủ lại qua đêm, homestay là một loại hình lưu trú đặc biệt hơn ở chỗ bạn sẽ ở và nghỉ ngơi tại nhà người dân bản địa nơi mà bạn đến du lịch, bạn sẽ sinh hoạt và trải nghiệm cuộc sống thực tế tại nơi đây cùng với người dân.

Một số mô hình homestay phổ biến hiện nay:

  • Mô hình homestay container
  • Mô hình homestay miệt vườn
  • Mô hình homestay nhà cổ
  • Mô hình homestay nhà sàn
  • Mô hình kinh doanh homestay trên cây

Tại Việt Nam homestay chủ yếu phát triển mạnh ở khu vực Đà Lạt, Hội An, Mai Châu, Sapa, Quảng Ninh, Nha Trang, Phú Quốc,… những nơi du lịch trọng điểm.

Lý do tại sao nên kinh doanh homestay?

Mô hình kinh doanh khác biệt tạo được sức hút mới mẻ cho người trải nghiệm – thu hút lượng khách ổn định và ngày càng mở rộng hơn. Thay vì lựa chọn những nơi nghỉ dưỡng truyền thống thì nhiều khách hàng đang lựa chọn mô hình homestay để trải nghiệm sự thú vị, độc đáo, tìm hiểu sâu hơn về văn hóa, tập quán của người dân bản địa.

Lợi nhuận cao, đây là mô hình mang lại tỷ suất lợi nhuận cao do nhu cầu tăng mạnh trong những năm gần đây, cùng với đầu tư trên những thứ sẳn có nên mang lại lợi nhuận cao là điều dễ hiểu

Xoay vòng vốn nhanh, rủi ro thấp.

Kinh nghiệm kinh doanh homestay

1.Chuẩn bị nguồn tài chính

Bất cứ nghành nghề kinh doanh nào, để bắt đầu kinh doanh bạn phải chuẩn bị một nguồn vốn đảm bảo cho việc hoạt động kinh doanh, với kinh doanh homestay bạn phải chuẩn bị một số vốn tương đối, có thể dao động trong khoảng từ 300 – 500 triệu đồng  cho các chi phí sau: Chi phí thuê mặt bằng, thiết kế sửa chữa, mua sắm trang thiết bị, dụng cụ, chi phí quảng cáo, chi phí đăng ký kinh doanh tại địa phương, dự trù các khoản chi phí phát sinh khác,…

2.Phân tích thị trường

Để bắt đầu đầu tư kinh doanh bạn phải nắm rõ được đối tượng khách hàng của bạn là ai?, độ tuổi là bao nhiêu?, nhóm sở thích là gì?, mức thu nhập tầm trung hay cao cấp, đối thủ cạnh tranh của bạn như thế nào?,… Việc phân tích thị trường giúp bạn nhận diện được mô hình kinh doanh homestay của mình, giá dịch vụ như thế nào là hợp lý, cũng như có chiến lược đầu tư mới lạ hơn, thu hút hơn.

  1. Chọn vị trí, địa điểm mở homestay phù hợp

Địa điểm mở homestay phù hợp chính là yếu tố quan trọng nhất trong mô hình kinh doanh này, thường các homestay được mở ra tại nơi có sự phát triển du lịch ví dụ như Đà Lạt, Hội An, Mai Châu, Sapa, Quảng Ninh, Nha Trang, Phú Quốc,.. chú ý bạn phải đặt homestay tại nơi gần khu du lịch thì mới có cơ hội phát triển, nếu đặt quá xa sẽ bất tiện di chuyển vào khu trung tâm nên sẽ không có khách lựa chọn.

  1. Đầu tư thiết kế cho homestay

Tạo nét thu hút riêng cho homestay của bạn chính là cơ hội cạnh tranh với những homestay khác, hãy khảo sát và phân tích đối thủ cạnh tranh của mình để thiết kế tạo nên đặc trưng riêng cho homestay của bạn. Thiết kế phòng độc đáo mới lạ, bắt mắt với giới trẻ hoặc cổ điển, đơn giản cho những người thích sự bình yên nhẹ nhàng, trang bị thêm thiết bị thiết yếu để tăng tính tiện ích.

  1. Tuyển dụng nhân viên

Nếu bạn không có thời gian để dọn dẹp phòng thì nên tuyển thêm 1 đến 2 nhân viên để dẹp phòng và vệ sinh thật sạch sẽ, đồng thời hỗ trợ bạn trong việc sắp xếp phòng, phục vụ khách một cách tốt nhất. Đây là mô hình kinh doanh dịch vụ thỏa mãn khách hàng nên bạn phải đào tạo nhân viên mình chuyên nghiệp, lịch sự, thân thiện với khách hàng.

  1. Xây dựng chiến lược marketing phù hợp

Không phải tự nhiên xây cái homestay mà người ta tự biết và đến ở, chúng ta phải có chiến lược marketing phù hợp để thu hút khách hàng. Các kênh như Facebook, booking, agoda, các kênh về du lịch, ẩm thực,.. là những kênh hiện có thể được sử dụng để quảng bá homestay của bạn tốt nhất.

Bất kỳ mô hình kinh doanh nào cũng cần có bước chuẩn bị và đầu tư kỹ càng trước khi bắt đầu kinh doanh. Bài viết trên Chi.vn hy vọng có thể giúp bạn có thể hiểu hơn về mô hình kinh doanh homestay từ đó có bước chuẩn bị và chiến lược cụ thể hơn.

Bình luận

Gửi bình luận