[Review sách] - Bên Rặng Tuyết Sơn - Swami Amar Jyoti

Ngày: 08/10/2022
Nội dung bài viết

“Bên Rặng Tuyết Sơn” một cuốn sách giúp bạn mở thông trí tuệ về tâm linh, tin ngưỡng, những bài học về sự bao dung, lòng yêu thương, trắc ẩn. Là câu chuyện của Satyakam đến thung lũng Saraswati, dãy núi Tuyết Sơn để tầm sư học đạo, tại đây Ông đã giác ngộ được nhiều điều, nhìn nhận và học được cách lắng nghe vũ trụ.

Đôi nét về tác giả Swami Amar Jyoti, Ông là người Ấn Độ, là một sinh viên xuất sắc của trường đại học Bombay, Ông luôn cảm thấy có một yếu tố tâm linh nào đó mách Ông rằng phải tìm hiểu nó và Ông đã quyết định tìm đến núi Tuyết Sơn để tu tập suốt 12 năm. Sau nhiều năm bằng nổ lực và sự thực hành của bản thân, Ông đã nghiệm ra chân lý và bắt đầu giảng dạy những điều Ông đã học được cho các đệ tử khác của mình.

Câu chuyện của nhân vật Satyakam, có phần giống với câu chuyện của chính tác giả mặc dù tác giả khẳng định là không phải hồi ký của Ông, nhưng tôi vẫn cảm giác rằng đó là câu chuyện của chính tác giả. Xuyên suốt cuốn sách là những câu chuyện hư cấu, mang yếu tố tâm linh sâu sắc.

“Mặt trời nhô lên khỏi đỉnh Tuyết Sơn, muôn ngàn tia sáng chói chang tỏa lan khắp thung lũng Saraswati. Đó đây, chim chóc cất tiếng báo hiệu một ngày vừa bắt đầu.” Là khung cảnh của nơi mà Satyakam sẽ đến đây để tu tập, tại đây có một đạo sư đã luyện thành “Tam Muội Hỏa” một phương pháp điều chuyển nhiệt trong mình. Người nào luyện thành bộ môn này, thì có ngồi trên tuyết lạnh rất lâu mà không hề hấn gì. “Ông sẽ ngồi như vậy cho đến khi mặt trời gần đứng bóng mới xả thiền, bước vào trong hang đá ăn chút trái cây rừng hái được từ hôm qua. Ăn xong, ông sẽ xuống thung lũng phía dưới hái trái cây để dành cho bữa ngày mai, rồi tiếp tục thiền định cho đến xế chiều mới bước vào trong động nghỉ ngơi.” Khi Saraswati tìm đến nơi thì thật ngạc nhiên khi vị đạo sư đã biết trước Anh sẽ đến, giống như là một điều tâm linh kỳ lạ. Saraswati không ngừng hỏi tại sao đạo sư lại biết tên Anh và biết anh sẽ đến. “Này Satyakam, thầy trò ta đã có duyên với nhau từ bao kiếp rồi chứ đâu phải bây giờ mới gặp nhau! Con không nhớ sao? – Thì… thì ra thế! Thì ra ngài đã là sư phụ của con từ nhiều kiếp trước.”

“Mặt trời lên cao, tỏa muôn ngàn tia nắng ấm xuống thung lũng Saraswati. Một con chim lớn từ trên cao sà xuống suối rồi lại vỗ cánh bay lên. Những giọt nước long lanh bắn tung lên, trông như những hạt ngọc.” Có thể nói một khung cảnh tuyệt vời để tu tập, nhưng với người mới đến như Saraswati phải mặc thêm áo lạnh, “vì chưa quen với khí hậu của rặng Tuyết Sơn, chàng trai phải khoác lên mình tấm áo choàng dày mà vẫn chưa hết rét.” Bài học đầu tiên của Saraswati là quên đi thời gian, ngừng thắc mắc khi nào sẽ tu tập xong, thoải mái về thời gian và không gian, giải thoát bản thân khỏi những suy nghĩ giới hạn, biến mọi thứ nhẹ tựa lông hồng. Thời gian theo chân sư phụ thiền định, những bài tập hít thở nhịp nhàng, đọc những bài chú, Satyakam đã có thể ngâm mình trong nước lạnh, ngủ trong túp lều đơn sơ nhưng không còn thấy lạnh nữa.

“Dần dần, anh thấy rõ các câu trả lời vốn có sẵn trong tâm mình, và vị đạo sư chỉ là người hướng dẫn, khơi gợi các yếu tố vi tế ẩn bên trong đó mà thôi. Satyakam thấy tự tin hơn trước. Đó không phải là lòng tự hào của bản ngã, mà là một niềm tin sắt đá, không lay chuyển rằng con người chỉ có thể tìm được câu trả lời khi họ biết hướng vào bên trong.” Con đường tu tập thành công là dựa vào bản thân mình rèn luyện, tư duy rộng mở, buông bỏ những ghánh nặng của bản thân, hòa mình vào thế giới xung quanh, chấp nhận nó, yêu thương nó, bao dung rộng lượng với những điều sai.

“Cuộc đời là một trường học mà trong đó phần lớn mọi người chỉ học được bài học qua yếu tố đau khổ. Sự đau khổ là yếu tố thúc đẩy mọi người tiến hóa vì nếu không có yếu tố này, người ta sẽ thản nhiên bất động như loài cỏ, gỗ đá.” Rèn luyện không phải là điều dễ dàng, khi bạn cảm nhận được những đau khổ đó là hư vô, là điều tất nhiên, trải qua tất thảy những đau khổ bạn vẫn là chính mình, không vướng bận, không bận tâm, cũng giống như ngâm mình trong nước lạnh mà bạn không cảm thấy lạnh, lúc này tâm mình đã hướng đến một thứ tốt đẹp hơn, thay vì quan tâm đến cái lạnh buốt đó.

“Người vô minh hành động với lòng tham dục, còn bậc hiền giả hành động với mục đích phụng sự nhân loại và không tham luyến bất cứ điều gì cho riêng mình.” Đây là ý nghĩa của việc tu tập, trở thành những người cao minh, sáng suốt dùng tấm lòng, những hiểu biết để giúp đời. Cuốn sách “Bên Rặng Tuyết Sơn” không chỉ đơn giản kể về con đường tu tập của Satyakam, nó còn lại bài học cho nghị lực, ý chí, cho sự giác ngộ những tinh hoa của tạo hóa xung quanh chúng ta. Để đạt tới cảnh giới cao của việc tu tập bạn phải mất nhiều thời gian, công sức và trí tuệ để hiểu được những điều thâm thúy.

Bình luận

Gửi bình luận