[Review sách] - Cầu sông Kwai - Pierre Boulle

Ngày: 17/10/2022
Nội dung bài viết

“Cầu sông Kwai” một cuốn sách về lòng dũng cảm, lòng yêu nước, những ý tưởng tốt đẹp được chắp bút bởi tác giả Pierre Boulle. Đó là hành trình đấu tranh xây dựng một con đường “tử thần”, những mất mát, chết chóc, thương đau, phẫn uất trong quá trình xây dựng con đường này, đến cuối cùng nó cũng không được hoàn thành.

Lấy bối cảnh vào những năm 1941, trong giai đoạn thế chiến thứ hai, lúc này quân phát xít Nhật muốn xây dựng một tuyến đường sắt Bangkok - Rangoon, được xem là một con đường tử thần, khi quân đội Nhật đã huy động hơn 200.000 người để xây dựng, đa phần là sử dụng tù binh Anh, đây là điều vi phạm hiệp ước về tù binh. Vì để phá hủy âm mưu, xây dựng tuyến đường quan trọng này, quân đội Mỹ Anh không ngừng dội bom, điều này khiến cho hơn 90.000 người phải bỏ mạng trong quá trình xây dựng phần vì đói khát, tra tấn, phần vì trúng bom đạn. Cái giá phải trả cho tham vọng này của quân phát xít Nhật là quá lớn.

Đại tá Nicholson là người luôn đứng ra phản đối việc sử dụng tù binh của phát xít Nhật, đó là một cuộc đấu tranh không hề khoan nhượng của Ông. Cuối cùng ông cũng dành chiến thắng trước quân đội Nhật của Ông Saito và công ước quốc tế về tù nhân chiến tranh đã được công nhận. Nicholson được giao binh quyền, quyền sử dụng binh lính và Ông có một nhiệm vụ khác là xây dựng chiếc cầu sông Kwai, một cây cầu huyết mạch trong tuyến đường sắt này, và cũng để thể hiện sự tự tôn của người da trắng, lòng tự tôn của dân tộc. Nicholson đã huy động toàn bộ binh lực, kể cả người già, người ốm đau, để tập trung vào xây dựng cây cầu này, dù nhiều lần bị chính quân đội Anh thả bom chống phá. Vào năm 1945, đúng vào ngày khánh thành cây Cầu, nó đã bị một người Nhật cho nổ bom phá hủy toàn bộ, một cú tát vào mặt của bọn phát xít, đó là một nỗi ô nhục ê chề cho những tham vọng. Một bên làm và luôn có một thế lực nào khác sẵn sàng phá hoại mọi thứ, tất cả xuất phát từ quyền lợi quốc gia của họ. Những mất mát cho cuộc chiến này là quá lớn, sự hy sinh của những người vô tội, đổ mồ hôi và nước mắt tất cả đều trở thành vô nghĩa.

“Chớ bao giờ quên rằng người Nhật tin vào số phận linh thiêng của mình, một yếu tố bất di bất dịch của tín ngưỡng,… chẳng một dân tộc nào trên trái đất này lại không hưởng ứng một niềm tin tôn giáo về chính dân tộc mình tương tự như vậy.” Bất kỳ cuộc chiến nào cũng đều là lòng tự tôn dân tộc, không một dân tộc nào trên thế giới này ngồi yên khi bị xâm chiếm. Những thành công, thành tựu vang dội trước thế giới chính là bộ mặt của một dân tộc.

“Cầu sông Kwai” của Pierre Boulle lên án mạnh mẽ sự tàn bạo của chiến tranh, những hi sinh và mất mát vô nghĩa. Hậu quả của chiến tranh để lại là vô cùng đau thương, phải mất hàng trăm năm để người ta khôi phục đất nước, còn những nỗi đau mà chiến tranh để lại thật khó để thôi không nhớ về nó.

Bình luận

Gửi bình luận