[Review sách] - Dấu Chân Trên Cát - Nguyên Phong

Ngày: 21/09/2022
Nội dung bài viết

“Dấu Chân Trên Cát” của tác giả Nguyên Phong cuốn sách viết về hành trình phát triển của nền văn minh Ai Cập, qua lời kể của các bô lão trong làng, trong đó có Ông thầy thuốc nghèo, y sĩ hoàng gia tên Sinuhe. Một cuốn sách ghi chép đầy đủ các nốt thăng trầm sống động, một thời huy hoàng của Ai Cập.

Có nhiều điều truyền miệng rằng: “Ông Sinuhe là một người Ai Cập đến Hy Lạp để mở trường dạy học. Ông có rất đông học trò. Sau khi Ông qua đời , học trò của Ông đã góp phần xây dựng một quốc gia văn minh, hùng cường mà các thế hệ sau này gọi là “thời buổi hoàng kim của các triết gia”. Học trò của Ông là Plato, Aristotle, Socrates, Epictetus,…”

Hình ảnh dấu chân trên cát, một ý nghĩa trừu tượng, giống như dấu chân trên cát sẽ nhanh chóng bị vùi lấp bởi những lớp cát sau. Nền văn minh được xây dựng trên cát cũng vậy, chỉ huy hoàng một thời và nhanh chóng vùi lắp giữa lòng sa mạc, thứ tồn tại duy nhất cho đến bay giờ chính là sự tò mò về nên văn minh, những lý giải về những điều kỳ bí, những kim tự tháp và những xác ướp. “Cũng như những vết chân trên cát chỉ tồn tại một thoáng giây rồi phai mờ; huyền thoại về một người Ai Cập, qua Hy Lạp mở trường dạy học, đào tạo nhiều thế hệ học trò xuất sắc chỉ còn là một câu chuyện mơ hồ trong cuộc sống ồn ào, náo nhiệt ngày nay.”

Một số triết lý sâu sắc trong “Dấu Chân Trên Cát”.

“Con đường danh lợi mà chúng ta đang theo đuổi có những khó khăn, trở ngại của nó. Nhưng con đường tinh thần mà ngươi muốn theo đuổi còn khó khăn hơn gấp bội. Ngươi còn trẻ, nhiều nhiệt huyết và lý tưởng nhưng ngươi cần biết rằng con đường mà ngươi muốn đi thật không dễ dàng chút nào đâu. Ngươi hãy suy nghĩ cho kỹ trước khi chọn lựa và khi quyết định một con đường nào thì hãy đi cho đến cùng. Đừng để xao lãng. Một ngày nào đó, ngươi sẽ hiểu điều ta nói”

“Thiếu tình thương thì sẽ thiếu hiểu biết, và một khi không hiểu biết thì con người không thể cảm thông nhau, hậu quả là con người chỉ thấy những khác biệt, sai trái của nhau; những quan điểm bất đồng sẽ nảy sinh thù hận, và thù hận thì nảy sinh chiến tranh – những điều tất yếu.”

“Để giải quyết bất đồng, những dị biệt, những tranh chấp, những hận thù, chiến tranh, người ta cần phải thay đổi chính mình, chứ không thể đòi hỏi kẻ khác thay đổi được”.

“Sự thay đổi chính mình là một sức mạnh vô cùng lớn lao, một quyền năng phi thường, rất ít người có thể có, không phải ai cũng có thể có được, không phải ai cũng có thể làm được; chỉ có những con người minh triết, giác ngộ mới làm được.”

“Con người phải có kiến thức về vũ trụ cũng như môi trường thiên nhiên mà mà họ sinh sống… Chỉ khi nào biết quan sát vũ trụ bao la, hùng vĩ con người mới thấy họ nhỏ bé như con sâu, cái kiến,.. nhờ biết quan sát mà con người ý thức được sự tương quan giữa vũ trụ và con người, rồi biết được những định luật cao cả điều hành mọi vật. Từ đó, họ biết khiêm tốn hơn và không còn đòi làm những chuyện vá trời, lắp biển nữa. Theo ta, người nào biết được vũ trụ sẽ hiểu được mình và kẻ nào hiểu được mình sẽ biết được vũ trụ.”

“Dấu Chân Trên Cát” một cuốn sách chứa đựng nội dung không hề khô khan như những cuốn sách mang tính nghiên cứu khác. Nó để lại nhiều bài học sâu sắc, những triết lý nhân văn. Tuy viết về lịch sử cổ đại của Ai Cập, nhưng văn phong và cách liên kết rất thời sự. “Dấu Chân Trên Cát” thực sự hấp dẫn, dù sống trong một thế giới hiện đại nhưng hãy đừng quên những điều văn minh của quá khứ, những điều đã góp phần tạo dựng một thế giới mới của ngày hôm nay. "Kẻ nào đã uống nước sông Nile thì không thể nào uống nước ở đâu được nữa"- Một câu thành ngữ của người Ai Cập.

Bình luận

Gửi bình luận