[Trích dẫn sách hay] - Đi Tìm Lẽ Sống - Viktor E. Frankl - Hành trình đi tìm ý nghĩa cuộc sống

Ngày: 03/10/2022
Nội dung bài viết

Trong cuộc sống, có rất nhiều người luôn hoay hoay với câu hỏi: Mình tồn tại để làm gì?, Sự hiện diện của mình có ý nghĩa gì không? Và cuốn sách “Đi tìm lẽ sống” của tác giả Viktor E. Frankl, giải đáp tất cả những vấn đề trên. Tiêu đề cuốn sách đã toát lên một phần ý nghĩa có giá trị lớn trong cuốn sách. Con đường nào dẫn đến ý nghĩa thật sự của lẽ sống. Đi tìm lẽ sống là một trong những cuốn sách kinh điển của thời đại. Cuốn sách là nguồn cảm hứng của nhiều độc giả trên toàn thế giới.

Tác giả Viktor E. Frankl là một nhà thần kinh học và bác sĩ tâm thần người Áo và là đã phải sinh tồn trong một hoàn cảnh khắc khổ và nghiệt ngã. Dưới góc nhìn của một người chứng kiến những cảnh tra tấn, đau khổ và từ đó phân tích tâm lý, phản ứng của tù nhân, những đau khổ sẽ là một bước đệm trong quá trình đi tìm ý nghĩa của cuộc sống. Cuốn sách Đi Tìm Lẽ Sống không tập trung nhiều chi tiết vào những nỗi đau từ các màn tra tấn mà nhấn mạnh nhiều hơn về việc thời gian sống và đối diện với khó khăn như thế nào.

Dưới đây là những trích dẫn hay trong cuốn sách Đi Tìm Lẽ Sống của Viktor E. Frankl khiến chúng ta phải thay đổi suy nghĩ của mình. Hãy tìm cách và nỗ lực hết mình để sống môt cuộc đời có ý nghĩa, đừng sống mơ hồ, cũng đừng than vãn về những nỗi đau, đừng sống không mục tiêu, không mục đích, hãy đương đầu với thất bại và khó khăn nỗ lực hết mình khôi phục sức mạnh bên trong chúng ta – đau khổ của hôm nay là hạnh phúc của ngày mai nếu chúng ta dũng cảm bước qua và đi tìm một lẽ sống có ý nghĩa cho bản thân mình.

1. “Tình yêu không chỉ gắn liền với sự hiện hữu của thể xác. Tình yêu tìm thấy ý nghĩa sâu sắc nhất trong tâm trí, trong chính nội tâm của con người. Cho dù người ấy có thực sự tồn tại, có còn sống hay không cũng không quan trọng”.

2. “Sự hài hước là một loại vũ khí tinh thần trong cuộc đấu tranh duy trì sự sống. Nó có sức mạnh hơn bất cứ phẩm chất nào khác, có thể đưa con người vượt lên bất kỳ hoàn cảnh nào, cho dù chỉ là trong phút chốc”.

3. “Mặc dù ở đâu cũng có đau khổ, ở đâu cũng cần khiếu hài hước, nhưng trong trại tập trung thì càng phải rèn luyện nghệ thuật sống khôi hài. Cơ chế vận hành của nỗi đau khổ trong con người cũng tương tự như cách vận hành của chất khí. Nếu ta bơm một số lượng khí nhất định vào một căn phòng trống thì lượng khí đó sẽ lấp đầy hoàn toàn căn phòng, cho dù căn phòng ấy có lớn đến thế nào chăng nữa. Tương tự, đau khổ sẽ chế ngự tâm hồn và trí não của một người, cho dù nỗi đau khổ ấy là lớn hay nhỏ. Như vậy, “kích thước” của đau khổ là hoàn toàn tương đối”.

4. “Nếu cuộc sống có ý nghĩa, thì sự đau khổ nhất định cũng phải có ý nghĩa. Đau khổ là một phần không thể thiếu trong cuộc sống, thậm chí giống như số phận và cái chết. Không có đau khổ và cái chết, cuộc sống của con người không thể hoàn thiện”.

5. “Cách một người chấp nhận số phận và những đau khổ của mình, cách một người dám vượt qua những thử thách đó đem lại cho người ấy nhiều cơ hội để hiểu được ý nghĩa sâu xa hơn của cuộc sống ngay cả trong những hoàn cảnh khắc nghiệt nhất. Người đó có thể giữ được lòng dũng cảm, tự trọng và bao dung. Hoặc trong lúc đấu tranh sinh tồn, người đó có thể quên đi phẩm giá của mình và trở nên không khác gì một con thú. Ở đây ẩn chứa cơ hội mà một người có thể tận dụng hoặc bỏ qua để nắm giữ các giá trị đạo đức mà nghịch cảnh đem lại. Và điều này quyết định việc người đó có xứng đáng với nỗi đau khổ của mình hay không”.

6. “Người ta có thể lấy đi của một người mọi thứ, chỉ trừ một điều: sự tự do – sự tự do trong việc lựa chọn thái độ sống trong bất kỳ hoàn cảnh nào, và sự tự do lựa chọn hướng đi của mình”.

7. “Một người buông xuôi vì không thể nhìn thấy tương lai và mục đích thường hay hồi tưởng về quá khứ. Trong con người tìm về quá khứ để tạo dựng một hiện tại ít đáng sợ hơn so với thực tại. Nhưng việc bỏ qua hiện thực cũng bỏ qua các cơ hội làm cho cuộc sống trong trại tích cực hơn, trong khi các cơ hội ấy là có thật”.

8. Câu nói của Nietzsche: “Người nào có lý do để sống thì có thể tồn tại trong mọi nghịch cảnh”.

9. “Thảm hoạ sẽ đến với những người không nhìn thấy được ý nghĩa cuộc sống của mình, không mục tiêu, không mục đích, vì nó khiến họ không còn lý do để tiếp tục sống và sẽ nhanh chóng tự xoá đi chính sự tồn tại của mình”.

10. “Cuộc sống” không mơ hồ mà nó rất thật và thực sự tồn tại, giống như những nhiệm vụ mà cuộc sống đưa ra cũng rất thật và rõ ràng. Chúng hình thành nên số phận của mỗi người, khác biệt và duy nhất cho từng cá nhân. Không một ai hay một số phận nào có thể so sánh với bất kỳ một người nào hay một số phận nào khác. Không có tình huống lặp lại, và một tình huống đều yêu cầu được trả lời một cách khác nhau. Đôi lúc hoàn cảnh mà một người tìm thấy chính mình trong đó đòi hỏi người đó phải tạo ra số phận bằng hành động. Vào thời điểm khác, anh ta có thể sẽ có cơ hội trầm tư suy nghĩ và qua đó nhận ra những điều có giá trị. Đôi khi con người chỉ cần biết chấp nhận số phận và chịu đựng đau khổ. Mỗi hoàn cảnh có một sự khác biệt và chỉ có một câu trả lời đúng cho một vấn đề mà hoàn cảnh lúc ấy đem lại”.

THÔNG TIN SÁCH

Tên sách: ĐI TÌM LẼ SỐNG

Tác giả: Viktor E. Frankl

Kích thước  14.5 x 20.5 cm

Loại bìa: Bìa mềm

Số trang: 220

Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Tổng hợp TP.HCM

Công ty phát hành First News - Trí Việt

Bình luận

Gửi bình luận