[Trích dẫn sách hay] - Tầm nhìn hạn hẹp bắt chẹt tư duy - Tomohiro Toda - Tầm nhìn quyết định tầm vóc con người

Ngày: 01/10/2022
Nội dung bài viết

“Thế giới bao đời vẫn thế. Có những thứ nhìn vậy, nhưng chưa chắc đã là vậy. Khác biệt cũng chỉ do bạn cảm nhận nó bằng trái tim thế nào mà thôi.”

Trong cuộc sống không phải vấn đề gì ta nhìn thấy, suy luận trong đầu là luôn đúng, hệ quy chiếu của mỗi người mỗi khác nên tư duy và cách nhìn nhận mọi thứ về cuộc sống xung quanh cũng khác nhau. Mọi vấn đề đều phải nhìn theo nhiều hướng khác nhau để tầm nhìn đa chiều dẫn dắt bạn đến tương lai vô hạn khả năng. Tầm nhìn được mở rộng đến đâu, thì tầm vóc con người cũng sẽ vĩ đại hơn đến đó. Cuốn sách Tầm Nhìn Hạn Hẹp Bắt Chẹt Tư Duy của tác giả Tomohiro Toda mở rộng tầm nhìn để nắm bắt tốt thời cơ, cải thiện tư duy và khám phá bản thân.

Cuốn sách bao gồm những câu chuyện ngắn được tác giả tổng hợp và mới qua góc nhìn tư duy phản biện của tác giả Tomohiro Toda. Bằng cách thay đổi góc nhìn, tác giả giúp chúng ta khám phá vô vàn điều thú vị để mở rộng tư duy và đánh thức tiềm năng của bản thân.

Dưới đây là một số các trích dẫn trong Tầm Nhìn Hạn Hẹp Bắt Chẹt Tư Duy giúp chúng ta thêm chiêm nghiệm và suy nghĩ về những triết lí sâu sắc mà tác giả muốn gửi gắm trong cuốn sách này. Hi vọng các bạn sẽ thêm hứng thú với cuốn sách này:

1. “Đừng chỉ nhìn một lần rồi thôi

Đừng chỉ nghe một lần rồi bỏ đấy,

Nghe lại nhiều lần, nhìn theo nhiều hướng,

Phát hiện thêm những đáp án mới

Để tầm nhìn đa chiều dẫn dắt bạn đến tương lai vô hạn khả năng.”

2. “Ngay từ đầu Trái đất vốn không phải của riêng con người, nên khi con người gây ra tổn thương cho Trái đất, họ cũng đồng thời ảnh hưởng tiêu cực đến những sinh vật khác. Từ thời cận đại đến nay, con người đã ngộ nhận mình là chủ nhân địa cầu, luôn mang thái độ kẻ cai trị đối xử với tự nhiên, xem những động thực vật trong tự nhiên như nguồn tài nguyên hữu dụng muốn sử dụng thế nào cũng được.

Không chỉ vậy, vì cho rằng cách mình đối xử với các loài động vật khác là đúng đắn cho nên con người còn mô tả một số động vật trong phim hay tiểu thuyết của mình như kẻ ác – nhân vật phản diện. Ngược lại, nếu các loài động vật khác có khả năng xây dựng được tôn giáo cho riêng mình, chắc chắn chúng sẽ khắc họa con người như những ác ma.”

3. “Con người không phải thần tiên, nhiều khi chúng ta chỉ có thể nắm bắt được một phần của cái toàn thể và rơi vào trạng thái chỉ nhìn thấy cây mà không thấy rừng, theo một nghĩa nào đó đây là một hành động bất khả kháng. Dù vậy, ta vẫn hãy cố gắng nắm bắt sự vật hiện tượng con người theo nhiều góc độ, điểm nhìn khác nhau, nghĩa là chúng ta cần có ý thức mở rộng tầm nhìn của chính mình.”

4. “Nhận thức không phải là duy nhất, trái lại có bao nhiêu tư thế và thái độ quan sát sự vật, hiện tượng thì có bấy nhiêu nhận thức khác nhau.”

5. “Mỗi khi gặp một sự kiện hay tình huống nào đó, chúng ta thường đưa ra đánh giá nhanh “thế này thì tốt”, “thế kia thì dở”. Tuy nhiên nếu suy xét kỹ, ta sẽ thấy có rất nhiều việc không thể nhận định tốt hay xấu ngay được. Tại sao lại như vậy? Vì tốt hay xấu là do vị trí (lập trường) nhìn nhận vấn đề quyết định. Điều tốt đẹp đối với bạn có thể lại tồi tệ với người khác.”

 6. “Con người thường dễ rơi vào ngộ nhận bản thân biết hết mọi điều trên thế giới. Nhưng thực tế, số lượng những điều ta chưa biết lại áp đảo những điều ta đã biết.”

THÔNG TIN SÁCH

Tên sách: TẦM NHÌN HẠN HẸP BẮT CHẸT TƯ DUY

Tác giả: Tomohiro Toda

Dịch giả: Kim Khánh

Loại bìa: Bìa mềm

Số trang: 336

Công ty phát hành: Vibooks

Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Thế Giới

Bình luận

Gửi bình luận